Chủ Nhật, ngày 6/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Gỏi cá hố bóp chanh
13:53', 11/5/ 2012 (GMT+7)

Mùa này gió nồm thổi nhẹ, cá biển nhiều, nhất là cá hố. Và món lạ duy nhất chỉ có ở quê tôi, món truyền thống đặc trưng ở làng biển – gỏi cá hố.

Nhân có mấy người bạn ở Sài Gòn ra chơi, sáng ra làng biển Nhơn Hội, xã An Hòa, Phú Yên tôi mua cá hố tươi rói về làm món “bửu bối” quê nhà đãi khách.

Cá hố làm gỏi phải là loại cá hố loại nhỏ (cá hố dải) được đánh bắt bằng cách đi thúng chai thả lưới cước. Đi chợ biển thật sớm để chọn con thật tươi xanh. Nhìn con cá hố tươi da trắng bóng, sáng đều, không bị trầy tróc, toàn thân cá cứng chắc, mắt sáng. Trong suốt thời gian từ khi mua về cho đến lúc chế biến phải luôn giữ lạnh cá.

Thường làm khoảng 20 con cá cho năm, sáu người ăn là vừa. Cá hố đem về, ướp lạnh ngay bằng đá viên rồi chế biến tuần tự các bước: cắt đầu đuôi, dùng tay tước hết kỳ (cái ghi) trên lưng rồi dùng cát sạch hoặc miếng vải có độ nhám kẹp tuốt hết phần phấn trắng bám trên thân cá. Xong bước này, con cá không còn màu trắng sáng nữa mà là màu trắng đỏ. Rửa thật sạch lần cuối, bỏ vào thau đá mới. Dùng dao thật bén lóc lấy thịt hai bên rồi cắt thành từng miếng độ 4cm, bỏ phần xương sống. Cắt cá xong, cho ít muối và bột ngọt vào rồi ngâm một hồi cho thịt cá săn chắc rồi chắt bỏ hết nước. Đến đây nếu ăn liền thì tiếp tục chế biến, chưa ăn có thể để tủ lạnh cũng không sao.

Ăn gỏi cá hố đòi hỏi đủ gia vị. Trước hết phải vắt được một tô nước chanh. Trước khi trộn gỏi, đổ nguyên tô nước chanh vào phần cá vừa cắt thành miếng, ngâm độ mười phút vớt cá ra, dùng tay vắt cá thật khô. Lúc này miếng cá đã chuyển sang màu trắng đục. Và vẫn tiếp tục giữ độ lạnh. Khi ăn lấy ra trộn từng phần cá với hành tây xắt nhỏ, các loại rau thơm như húng, tía tô, é quế, rau răm, xoài xanh, khế, đậu phộng rang, tiêu hạt… Ăn gỏi cá hố, nhất thiết kèm với một chén nước mắm ngon giã với ớt – tỏi – chanh – đường và vài cái bánh tráng nướng. Khi ăn, gắp từng nhúm gỏi cá bỏ vào chén, thêm rau thơm, lấy nhúm đậu phộng, vắt thêm tí chanh, ít hạt tiêu, bóp bánh tráng vụn ra rồi chan tí nước mắm pha, thế là lùa ngon lành. Ôi, cảm giác thơm ngọt vào đến tận chân răng.

Mấy anh bạn của tôi hôm ấy, ban đầu thấy lạ chưa mạnh miệng nhưng làm được vài miếng rồi lại tấm tắc mà ăn đến no say. Rồi có bạn phán rằng, “món này phải nằm trong sách các món ngon Việt Nam mới xứng tầm!”

. Theo Báo Sài Gòn tiếp thị

Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chí sĩ Tăng Bạt Hổ - một người Việt yêu nước  (04/05/2012)
Người mẹ bên cầu Bàu  (29/04/2012)
Hội quán người Hoa ở Quy Nhơn  (29/04/2012)
Hành trình các đô thị cổ  (29/04/2012)
Quan trấn thủ Quy Nhơn - Trần Đức Hòa qua tư liệu truyền giáo Đàng Trong  (26/04/2012)
Nghề nan ở Trung Chánh   (24/04/2012)
Dấu xưa Quy Nhơn (bài 2)  (16/04/2012)
Dấu xưa Quy Nhơn  (15/04/2012)
Bún riêu cua vị sông Kôn  (14/04/2012)
Chợ nón Gò Găng  (12/04/2012)
Nông dân Bình Định với rau VietGAP  (03/04/2012)
Bản hùng ca Hố Đá Bàn  (31/03/2012)
Những chiến công thầm lặng  (30/03/2012)
Thời khắc lịch sử  (30/03/2012)
Việt Nam - thiên đường nghỉ hưu  (28/03/2012)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn