Người đầu tiên phát hiện hang yến ở Quy Nhơn
10:39', 24/7/ 2012 (GMT+7)

Yến sào là món ăn bổ dưỡng, là một trong tám món “bát trân” quý hiếm của cung đình thời xưa. Vì hiếm và quý cho nên cho nên nó chỉ được dùng cung tiến là chính và chỉ có vua chúa hoặc các nhà quyền quý  mới được dùng. Cho nên xưa được vua ban yến, hoặc yến tiệc là quý lắm. Ngày nay nó vẫn giữ nguyên giá trị, 1 kg yến tương đương 4-5 tấn gạo loại 1.

Dọc theo bờ biển miền Trung của nước ta chỉ có 3 nơi là có yến sào.

1. Cù lào Chàm  (Hội An, Quảng Nam);

2. Bán đảo Phương Mai, (Quy Nhơn, Bình Định);

3. Hòn Lớn (Nha Trang, Khánh Hòa).

 

Đảo yến Quy Nhơn. (Nguồn: Internet) 

Năm Quý Sửu (1793), Nguyễn Ánh đem quân từ trong nam ra, bị lực lượng quân Tây Sơn Chặn đánh cho tan tác trên đầm Thị Nại. Riêng Nguyễn Ánh được một người họ Trần  ở làng Vinh Quang, làm nghề rớ thuyền cứu thoát. Binh lính như rắn mất đầu, bị truy đuổi chạy sang bán đảo Phương Mai, nhờ dân làng Hưng Lương cứu giúp.

Hải quânTây Sơn tiếp tục truy đuổi, tàn quân Nguyễn Ánh phải trốn vào núi Đen, dãy núi nối liền 3 xã Nhơn Lý, Nhơn Hội và Nhơn Hải ẩn trốn trong các hang gộp, gành đá và cũng từ đó họ phát hiện ra hang yến Vũng Bầu, Hang cả , Hang cao... Nhờ tổ yến đã cứu sống họ hàng tháng trời trong điều kiện không cơm gạo. Trong những người phát hiện ra hang yến ấy có người quê ở Hội An, Quảng Nam là Nguyễn Văn Kỷ và một người họ Trần .

Công ty Quảng Phúc Xương của người Hoa có trụ sở tại phố cổ Hội An bao thầu khai thác tất cả các hang yến của 3 tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa .

Con Cháu ông Trần Văn Kỷ và con cháu người họ Trần được công ty quảng Phúc  Xương ưu tiên tuyển dụng làm công nhân chuyên nghiệp canh gác hang yến  trên bán đảo Phương Mai, Quy Nhơn.

Về sau con cháu người họ Trần lập nghiệp tại làng Hương Mai (nay thuộc xã Nhơn Hải). Con ông Nguyễn Văn Kỷ là ông Nguyễn Ních cưới bà vợ hai là Lê Thị Khả ở Vũng Nồm, ông Nguyễn Ních có người cháu ngoại là thầy Thiện Giai Võ Ngọc Hồ (1887 -1968) cố chủ tọa chùa Phước Sa xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn.

Về già ông Nguyễn Ních giao việc canh gác yến cho các con trai, trở về quê cũ Hội An.

Sau này lên ngôi trị vì, vua Gia Long  nhớ ơn cứu giúp của dân làng Vinh Quang, Dương Thiện và Hưng Lương. Trong một đạo sắc Minh Mạng thứ 7 (1826) Ban cho dân Làng Hưng Lương đã công giúp vua trong hoạn nạn, lúc đó là ấp Hưng Lương, xã Nha Phiên, huyện Phù Ly.         

  • Đinh Bá Hòa-Võ Ngọc An
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chùa Thắng Quang  (15/07/2012)
Bình Định - một khoảng trời thiêng   (07/07/2012)
Người chị Hoài Châu vắt sữa cứu thương binh  (06/07/2012)
Về Quy Nhơn ăn cua huỳnh đế  (30/06/2012)
Thiếu nữ Tây Nguyên: ‘Kiếm củi bắt chồng”   (30/06/2012)
Nguyễn Trung Trực – một anh hùng dân tộc đặc biệt  (24/06/2012)
Tổ chức lễ kỷ niệm 259 năm ngày sinh Hoàng đế Quang Trung  (23/06/2012)
Tìm lại ký ức trong tên gọi B’lao  (21/06/2012)
Thành nhà Hồ: Hướng mở thổi hồn cho di sản   (16/06/2012)
Về Đề Gi, nếm gỏi cá mai…  (11/06/2012)
Kỷ niệm về nhà thơ Xuân Diệu   (05/06/2012)
“Phủ” đơn vị hành chính ở Bình Định ngày xưa  (28/05/2012)
Lặn nhum ở "thung lũng tình yêu"  (24/05/2012)
NSƯT Văn Bá Anh - Một nghệ sĩ, một người thầy  (21/05/2012)
Mực nháy Nhơn Châu  (19/05/2012)