Đừng “bỏ rơi” cây dừa
20:37', 6/10/ 2011 (GMT+7)

Cây dừa được coi là cây đa dạng sản phẩm, được Ngân hàng Châu Á và Hiệp hội Dừa Châu Á - Thái Bình Dương gọi là cây xóa đói giảm nghèo để hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là một loại cây phát triển tốt ở những vùng đất phèn mặn mà các loại cây khác khó có thể phát triển nên vai trò của nó với môi trường rất lớn. Những sản phẩm phụ từ dừa như chỉ sơ dừa, mụn dừa đều là những sản phẩm bảo vệ môi trường trước thực trạng xói mòn, lũ quét và giữ ẩm, tăng màu cho đất.

Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích trồng dừa lớn nhất thế giới, nhưng người dân xứ dừa phần lớn chưa thoát nghèo, thời gian qua diện tích trồng dừa đã bị thu hẹp đáng kể. Năm 2010, Bình Định có gần 9.948 ha dừa, xếp thứ 2 (sau cây điều với hơn 13.962 ha) trong số các loại cây lâu năm. Tình trạng cây dừa bị thu hẹp diện tích và giảm sản lượng đã được báo động hơn chục năm qua. Tại Hoài Nhơn, nơi được mệnh danh là “xứ dừa”, từ 2005-2010 đã mất đi gần 500 ha dừa. Trong những chuyến thực tế, chúng tôi đã trực tiếp chứng kiến một thực trạng đau lòng là “tuổi thọ” của quả dừa ngày càng ngắn lại. Trước nhu cầu thị trường và sự cấp bách của đời sống, người dân các huyện phía bắc tỉnh đã không ngại ngần thu hái khi dừa vẫn còn xanh non. Cùng với tình trạng sâu bệnh hoành hành, dừa “lão hóa”, kiểu khai thác vô tội vạ là nguyên nhân chính làm cho dừa giảm sức sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của dừa. 

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư với các doanh nhân Bình Định đang sản xuất kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh và đại diện các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đang đầu tư tại Bình Định được UBND tỉnh tổ chức đầu năm nay, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam Nguyễn Thị Kim Thanh đã có những phát biểu đầy tâm huyết về sự phát triển của ngành dừa Bình Định. Có sẵn tiềm năng lớn về nguồn nguyên liệu, nhưng hiệu quả kinh tế của ngành dừa Bình Định còn quá khiêm tốn, nhất là khi đặt trong thế so sánh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Bến Tre. Bà Thanh đề xuất, một trong những hướng đi mà Bình Định cần quan tâm là phát triển cây dừa gắn với du lịch làng nghề.

Mùa dừa năm nay, dừa đã “lên đỉnh” với mức giá kỷ lục chưa từng có từ trước đến nay. Ở tỉnh ta, dừa khô đã lên mức gần 140 ngàn đồng/chục 12 trái. Trước yêu cầu thực tế, Hiệp hội dừa Việt Nam đang phối hợp cùng các doanh nghiệp và Hiệp hội Dừa Bến Tre để có những kiến nghị trình Quốc hội về chính sách thuế phù hợp với ngành dừa và những chính sách ưu đãi tín dụng cho ngành sản xuất chế biến dừa như những ngành hàng khác.

Trong xu thế chung, thiết nghĩ, các ngành chức năng tỉnh nhà cần có những quyết sách thể hiện sự quan tâm hơn đến cây dừa. Ổn định diện tích, ngăn chặn sâu bệnh, nâng cao ý thức bảo vệ cây dừa trong nhân dân, phát triển tiểu thủ công nghiệp với những sản phẩm đa dạng (thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của thảm xơ dừa) gắn với du lịch làng nghề… là những việc làm vừa có tính cấp bách, vừa mang tính hoạch định lâu dài.

  • Nguyễn Văn Trang
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Trẻ 5 tuổi, có cần học trước?  (04/10/2011)
Đề phòng “giặc lửa”  (02/10/2011)
Chớ có… “phong trào” ?!  (02/10/2011)
Chuyện rượu bia và an toàn giao thông   (30/09/2011)
Hy vọng mới cho văn hóa truyền thống  (29/09/2011)
Chuyện hát quốc ca   (26/09/2011)
Chủ động ứng phó với bão, lũ  (25/09/2011)
Được & Mất  (24/09/2011)
Chuyện trên đường…   (23/09/2011)
Văn hóa ứng xử  (21/09/2011)
Lại chuyện tăng giá viện phí  (20/09/2011)
Luật phải song hành   (17/09/2011)
Chuẩn để… chơi !?  (16/09/2011)
Nghĩ chuyện “lạm thu” đầu năm học  (15/09/2011)
Xây dựng chính quyền điện tử  (11/09/2011)