Nỗi buồn… giảm tải!?
0:1', 8/10/ 2011 (GMT+7)

Trước áp lực của dư luận xã hội về sự nặng nề và bất cập của các chương trình học phổ thông, ngành GD-ĐT đã đề ra mục tiêu giảm tải chương trình học cho năm học mới đối với các bậc học, tập trung vào việc điều chỉnh những nội dung kiến thức căn bản nhất trong sách giáo khoa.

Theo đó, những kiến thức viết trong sách giáo khoa để dạy học ở nhiều môn khác nhau; những nội dung trùng lặp có ở lớp dưới và lớp trên; những câu hỏi, bài tập yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp với trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh; rà soát, điều chỉnh những kiến thức mang đặc điểm địa phương; những bài học trước đây sắp xếp chưa hợp lý nay sẽ được sắp xếp lại nhằm bảo đảm tính logic; là những nội dung được tiến hành giảm tải.

Xét về mặt tổng thể, có thể nói những nội dung điều chỉnh khái quát theo như hướng dẫn của Bộ GD-ĐT đã nêu ở trên là hợp lý.

Tuy nhiên, sau hơn một tháng thực hiện thì nhiều giáo viên phản ánh là kiến thức giảm một cách không đáng kể, chỉ vụn vặt ở một vài tiết, vài bài. Qua các phương tiện truyền thông và tại nhiều hội thảo, tọa đàm về giáo dục gần đây, không ít những người trong cuộc đã chỉ ra nhiều điểm bất cập, không hợp lý trong các nội dung kiến thức thuộc phạm vi điều chỉnh theo phương án giảm tải. Điểm hạn chế lớn nhất của việc triển khai thực hiện giảm tải chương trình sách giáo khoa vừa qua là chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, chưa thu thập ý kiến rộng rãi trong dư luận, chưa có sự tham khảo kỹ lưỡng từ đội ngũ giáo viên các cấp trong cả nước, chưa có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm thế cho giáo viên khi điều chỉnh giảm tải trong thực tiễn giảng dạy…

Dư luận từ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp học đều cho rằng việc điều chỉnh nội dung giảm tải là rất ít, việc triển khai lại quá gấp gáp và có phần vội vàng, bị động nên làm cho công việc của họ “rối” thêm. Nhiều ý kiến nêu rõ việc giảm tải như đã làm mới chỉ là một sự cắt xén một cách cơ học chứ chưa phải là một sự điều chỉnh có tính khoa học nhằm hoàn thiện chương trình.

Giảm tải chương trình học là một trong những nội dung then chốt của công cuộc chấn hưng nền giáo dục nước nhà nên rất được xã hội quan tâm. Thế nhưng, khi mà những chiếc cặp của học sinh vẫn chưa bớt nặng, khi mà các giáo viên vẫn phải gồng mình mướt mồ hôi để “chạy” cho kịp chương trình theo quy định... thì có thể nói chương trình học phổ thông hiện vẫn đang là một gánh nặng cho cả thầy và trò.

Chủ trương giảm tải để nâng cao chất lượng giáo dục là cần thiết và đúng đắn. Nhưng, vấn đề là ở chỗ nó phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc, trên cơ sở khoa học và phải được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Một khi điều quan trọng nhất của giảm tải là bớt đi gánh nặng cho cả việc dạy và học của cả thầy và trò vẫn không có gì thay đổi thì cũng đồng nghĩa với việc mọi sự lại tiếp tục “vũ như cẩn”. Thật đáng buồn thay !?

  • Hồng Phong
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đừng “bỏ rơi” cây dừa  (06/10/2011)
Trẻ 5 tuổi, có cần học trước?  (04/10/2011)
Đề phòng “giặc lửa”  (02/10/2011)
Chớ có… “phong trào” ?!  (02/10/2011)
Chuyện rượu bia và an toàn giao thông   (30/09/2011)
Hy vọng mới cho văn hóa truyền thống  (29/09/2011)
Chuyện hát quốc ca   (26/09/2011)
Chủ động ứng phó với bão, lũ  (25/09/2011)
Được & Mất  (24/09/2011)
Chuyện trên đường…   (23/09/2011)
Văn hóa ứng xử  (21/09/2011)
Lại chuyện tăng giá viện phí  (20/09/2011)
Luật phải song hành   (17/09/2011)
Chuẩn để… chơi !?  (16/09/2011)
Nghĩ chuyện “lạm thu” đầu năm học  (15/09/2011)