Tín hiệu vui !
6:57', 3/12/ 2011 (GMT+7)

Tài nguyên khoáng sản là lĩnh vực đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp nhảy vào đầu tư, khai thác vì sự… “màu mỡ” mà nó đem lại. Tình trạng chung ở hầu hết các địa phương trong cả nước là các nhà đầu tư tìm đủ mọi cách để cấp phép khai thác khoáng sản, sau đó nhảy vào khai thác kiếm lợi trong thời gian ngắn rồi bỏ đi, không đếm xỉa gì đến các hậu quả nghiêm trọng do ô nhiễm, tàn phá môi trường sau khai thác (!). Tại nhiều vùng có khoáng sản, người dân thường xuyên bức xúc về thực trạng khai thác gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm đường sá mau xuống cấp, hư hỏng do vận chuyển quá tải... làm đảo lộn cuộc sống của họ.

Ở Bình Định, tài nguyên khoáng sản chủ yếu là quặng sa khoáng titan, đá granit và một số loại khoáng sản khác nhưng trữ lượng không nhiều. Hai loại khoáng sản được tập trung khai thác nhiều nhất là quặng sa khoáng titan, đá granit. Mặc dù việc khai thác khoáng sản đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng, nhưng thực tế nhiều năm qua cho thấy, việc khai thác khoáng sản vẫn còn bát nháo, bừa bãi, thiếu quy hoạch hoặc không tuân thủ quy hoạch.

Tài nguyên khoáng sản là của chung của cả quốc gia, vì vậy sẽ là bất công khi mối lợi khai thác khoáng sản chỉ thuộc về một số người ở hiện tại, còn mất mát vĩnh viễn lại thuộc về cả quốc gia, của nhiều thế hệ mai sau. Lợi ích của việc khai thác khoáng sản phải thuộc về cộng đồng chứ không phải của một cá nhân hay một nhóm người nào!

Tại phiên họp thường kỳ tháng 10 vừa qua, Chính phủ đã dành riêng một ngày để bàn về vấn đề khai thác khoáng sản. Thủ tướng chỉ đạo: Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo được, do đó phải hướng vào chế biến sâu, dứt khoát không xuất khẩu khoáng sản thô. Đi liền với đó, phải tính đến hiệu quả xã hội, tính đến tác động môi trường về trước mắt và lâu dài; cần cân nhắc, tính toán kỹ các lợi ích đối với mỗi dự án khai thác khoáng sản.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát lại các dự án khai thác khoáng sản đã cấp phép, hoặc đang khai thác, dự án nào không bảo đảm các yêu cầu đặt ra, gây bức xúc cho người dân, không đúng quy hoạch thì phải dừng lại ngay. Đối với các dự án cấp phép mới phải thực hiện theo quy trình xét duyệt hết sức chặt chẽ, phải nằm trong quy hoạch, phải có dự án khả thi... Chỉ đạo của Thủ tướng là một tín hiệu tích  cực trong việc quản lý và khai thác khoáng sản. Hy vọng với sự chỉ đạo kiên quyết của Chính phủ, tới đây, chúng ta sẽ quản lý và phát huy hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia, mang lại lợi ích lớn cho toàn dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

  • N.H
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Sử dụng hợp lý nguồn lực phát triển   (26/11/2011)
Cảnh giác với cái ác!  (20/11/2011)
Cầu nối giữa Đảng với dân  (19/11/2011)
Vỉa hè cho người đi bộ !?  (18/11/2011)
Tránh khen thưởng tràn lan  (13/11/2011)
Tự hào Hạ Long !   (12/11/2011)
Đừng để đau hơn !?  (11/11/2011)
Ý thức kém, trách nhiệm chưa cao  (06/11/2011)
“Đời cha ăn mặn…”  (05/11/2011)
Đâu chỉ mình ta!  (04/11/2011)
Nghĩ từ chuyện “răng đen”  (03/11/2011)
Trị “bệnh mãn tính”!  (30/10/2011)
Mong lắm thay !  (28/10/2011)
Hiểm họa “tín dụng đen” !?  (22/10/2011)
Từ chuyện…cấm chơi gôn !?  (21/10/2011)