Biến tướng !?
20:10', 4/3/ 2011 (GMT+7)

Tâm lý truyền thống “tháng giêng là tháng ăn chơi” đã và đang có xu hướng phát triển ngày càng rộng rãi và lan tỏa đến mọi tầng lớp dân cư. Bên cạnh “điểm tựa” là điều kiện kinh tế khá hơn, xu hướng này nở rộ là nhờ… phong trào “nơi nơi mở hội” bùng phát trong những năm gần đây.

Theo đó, các lễ hội mở ra với mật độ dày đặc trong thời gian này, quy mô tổ chức ngày càng lớn, hầu hết đều vượt ra ngoài phạm vi làng xã như nguyên bản của nó. Lễ hội tràn lan không chỉ gây lãng phí thời gian, tiền của, công sức của xã hội, mà còn ngày càng gia tăng các yếu tố tiêu cực, đang là vấn đề “nổi cộm” trong lĩnh vực văn hóa và đời sống tinh thần ở nước ta; đã và đang có rất nhiều lễ hội đã bị biến tướng về hình thức, biến chất về ý nghĩa, khiến các nhà văn hóa phải than rằng, lễ hội đã trở thành một nơi chốn để người ta… hối lộ tâm linh một cách công khai(!).

Đọc, nghe qua báo đài hay tận mắt chứng kiến những gì xảy ra tại một số lễ hội đình đám trong cả nước vừa qua, chắc chắn những ai còn chút quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của đất nước không thể không cảm thấy buồn và đau xót. Không buồn, không đau xót sao được khi những giá trị tinh thần truyền thống bị làm sai lệch, xuyên tạc theo chiều hướng của một lối sống thực dụng. Không buồn sao được khi mà người ta cầu lợi ở cả các thế lực tâm linh, mà điển hình ở đây là việc mua quan bán chức như lễ hội khai ấn đền Trần. Đáng buồn thay khi một giá trị tinh thần truyền thống rất đẹp đã bị biến tướng theo cách sống rất thực dụng, vô văn hóa và phi nhân văn.

Tình trạng này sẽ dẫn đến một hệ lụy khác, đó là các lễ hội truyền thống đã không còn giữ được ý nghĩa và giá trị đích thực của nó. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc “đánh mất” di sản văn hóa. Một khi các giá trị tinh thần tốt đẹp của truyền thống mất đi, nền tảng văn hóa, đạo đức xã hội dần dần băng hoại là điều khó tránh khỏi!

Đã đến lúc Nhà nước cần quản lý các lễ hội, không thể để tình trạng tổ chức tràn lan và tùy tiện như hiện nay. Không thể để tồn tại những lễ hội biến tướng, hoàn toàn đi ngược lại với truyền thống của dân tộc như đã xảy ra. Do đó, việc tổ chức rà soát, thanh lọc lại các lễ hội là rất cần thiết, nếu không nói là đã rất bức xúc và cấp bách.  

  • Thảo Trần
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Áo trắng, đèn đỏ và… camera  (03/03/2011)
Trăm dâu đổ đầu tằm…  (01/03/2011)
Nghề & Nghiệp ?  (28/02/2011)
Xây dựng nông thôn mới  (27/02/2011)
Không bé mọn !  (28/02/2011)
Nghĩ từ miền đất Võ  (24/02/2011)
Nỗi buồn... lễ hội  (22/02/2011)
Điệp khúc “thiếu điện”  (20/02/2011)
Minh bạch tài sản, thu nhập  (19/02/2011)
Giá Tết !?   (19/02/2011)
Đưa nhân lực thành một lợi thế  (18/02/2011)
Đi học đầu năm  (15/02/2011)
Mất nhân tính  (14/02/2011)
An toàn là trên hết !  (12/02/2011)
Văn hóa lễ hội   (12/02/2011)