Trả lại ý nghĩa đích thực cho lễ hội
19:47', 10/3/ 2011 (GMT+7)

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 8.000 lễ hội. Chỉ riêng trong tháng Giêng đã có gần 1.000 lễ hội dân gian và lễ hội lịch sử. Những lễ hội nổi tiếng không thể không nhắc đến như lễ hội Chùa Hương, lễ hội Yên Tử, lễ hội Phủ Giày, Đền Trần…

Bình Định tuy không nhiều lễ hội, nhưng dọc suốt tháng Giêng, nhiều địa phương vẫn đều đặn tổ chức những lễ hội lớn, nhỏ khác nhau. Từ Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Lễ hội chùa Linh Phong, Lễ hội Đô thị Nước Mặn, Lễ hội Chùa Bà … Những lễ hội xuân, ấy vừa là dịp để người dự lễ ước nguyện điều tốt đẹp sẽ đến với mình, với người vào năm mới, vừa là dịp để ta được hòa vào tinh thần cộng cảm cộng đồng.

Vậy nhưng, tại không ít lễ hội vẫn còn những hình ảnh không mấy đẹp. Người ta đổ về dự hội rầm rập, chen chúc, ngột ngạt, thậm chí còn có cảnh người này đứng lên chân người kia để lễ bái, cầu lộc, cầu tài. Và tình trạng chen lấn, xô đẩy xảy ra. Rồi cảnh mua bán chụp giật. Du khách còn bị làm phiền bởi đội ngũ kinh doanh vật phẩm cúng bái nài nỉ, chèo kéo bằng ngôn từ chợ búa. Hàng quán tạm bợ tạo ra cảnh tượng hỗn tạp và ồn ào. Bên cạnh đó, dịp này, đội quân “cái bang” từ khắp mọi nơi cũng tranh thủ kéo về các lễ hội để “làm ăn”, khiến khách hành hương thấy khó chịu, bởi luôn bị họ đeo bám, chèo kéo.

Mặt khác, dù các ngành chức năng và chính quyền các địa phương đã ráo riết kiểm tra ở các nơi diễn ra lễ hội, nhưng tệ nạn mê tín dị đoan vẫn diễn ra làm giảm không khí vui tươi của lễ hội.

Thái độ văn hóa của người tham gia lễ hội cũng có nhiều điều đáng bàn. Như việc cung tiến đưa vào di sản bừa bãi những đồ thờ không hợp với cảnh quan. Phần đông khách đi hội là thanh niên và đây cũng chính là những người bày biện ăn uống ngay trong khuôn viên các di tích và xả rác bừa bãi khắp nơi.

Những tiêu cực trong lễ hội qua hàng năm như lối mòn lạc hậu khó sửa mà nó còn được phát triển theo chiều hướng gia tăng hơn nếu không có bàn tay chấn chỉnh nghiêm túc, kịp thời và quyết liệt của các cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương.

Để lễ hội mùa xuân được trả lại với đúng ý nghĩa văn hóa lành mạnh, cần quản lý sát sao hơn nữa công tác tổ chức lễ hội. Nhất thiết phải bảo đảm an toàn cho người đi lễ hội, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, cờ bạc, nạn chặt chém, cò mồi, lừa gạt… Về lâu dài, cần tăng cường công tác điều tra cơ bản, thống kê, nghiên cứu, đánh giá thực trạng các lễ hội; trên cơ sở đó, quy hoạch và định hướng hoạt động tổ chức lễ hội diễn ra đúng quy định, mục đích, ý nghĩa, phù hợp với yêu cầu thực tế và phát huy giá trị độc đáo riêng có của từng lễ hội…

  • Nguyễn Nhân
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hoa cho người quá cố  (08/03/2011)
Phải làm quyết liệt, dũng cảm  (06/03/2011)
Đưa chính sách vào cuộc sống  (05/03/2011)
Biến tướng !?  (04/03/2011)
Áo trắng, đèn đỏ và… camera  (03/03/2011)
Trăm dâu đổ đầu tằm…  (01/03/2011)
Nghề & Nghiệp ?  (28/02/2011)
Xây dựng nông thôn mới  (27/02/2011)
Không bé mọn !  (28/02/2011)
Nghĩ từ miền đất Võ  (24/02/2011)
Nỗi buồn... lễ hội  (22/02/2011)
Điệp khúc “thiếu điện”  (20/02/2011)
Minh bạch tài sản, thu nhập  (19/02/2011)
Giá Tết !?   (19/02/2011)
Đưa nhân lực thành một lợi thế  (18/02/2011)