Trợ cấp và thụ hưởng
21:0', 1/4/ 2011 (GMT+7)

Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong điều kiện phải thực hiện chủ trương điều chỉnh giá xăng dầu, giá điện làm cho tình hình càng trở nên khó khăn hơn. Cùng với lạm phát, mặt bằng lãi suất cao, tỉ giá chưa ổn định, giá vàng tiếp tục biến động mạnh, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng, hoạt động sản xuất kinh doanh, gây bất ổn kinh tế vĩ mô và đời sống nhân dân. Những điều này đòi hỏi Chính phủ trong điều hành phải hết sức linh hoạt, đồng thời lại phải thận trọng để bảo đảm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, an sinh xã hội. Ngày 30.3, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chi khoảng 2.000 tỉ đồng để trợ cấp đột xuất hàng tháng nhằm chia sẻ khó khăn với người dân, đặc biệt là cán bộ hưu trí, công chức, viên chức. Đây là hỗ trợ đột xuất cho các đối tượng có thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Theo tính toán của bộ Tài chính, sẽ có khoảng 21 triệu người đang gặp khó khăn sẽ được hưởng chính sách này.

Theo quyết định, nhà nước sẽ hỗ trợ 250.000 đồng/tháng cho những người có hệ số lương (lương chức vụ hoặc lương theo ngạch, bậc hiện hưởng) từ 3,0 trở xuống; cán bộ, viên chức, công chức (bao gồm cả công chức trong thời gian tập sự) thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước; người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 2,19 triệu đồng/ tháng trở xuống; người được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng; người có công với cách mạng hưởng trợ cấp thường xuyên cũng được hưởng mức hỗ trợ 250.000 đồng/tháng.

Hộ nghèo trên cả nước cũng được nhà nước hỗ trợ mức này. Riêng những người hưởng trợ cấp tuất (bao gồm cả đối tượng hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội và trợ cấp tuất đối với người có công) được hỗ trợ 100.000 đồng/ tháng.

Có thể nói, những cố gắng nói trên là một hành động mạnh mẽ trong bối cảnh giá cả tăng nhanh đang có nguy cơ làm cho lạm phát gia tăng.

Theo phân tích của các chuyên gia, việc hỗ trợ cho người khó khăn là rất tích cực, nhưng nếu xử lý không thích hợp có thể trút lên nền kinh tế gánh nặng luẩn quẩn của lạm phát. Nhu cầu được hỗ trợ của người nghèo, người thu nhập thấp là có thật, và cũng cấp bách. Nhưng nền kinh tế đứng trước thách thức gia tăng hiệu quả, cắt giảm các động cơ làm méo mó thị trường, làm giảm nhập siêu, tạo lập một nền tảng vĩ mô ổn định… cũng đòi hỏi mỗi công cụ tác động phải cân nhắc đến hiệu ứng nhiều mặt của nó.

Vì vậy, trong quá trình thực hiện chủ trương hỗ trợ đột xuất cho các đối tượng có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, yêu cầu đặt ra là hàng ngàn tỉ đồng chi để hỗ trợ cho các đối tượng được thụ hưởng phải góp phần và trở thành công cụ thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam, tạo ra động lực cho các nhà sản xuất trong nước vượt qua khó khăn, giải tỏa gánh nặng nợ nần, bảo đảm công ăn việc làm, bảo đảm thu nhập của người lao động, tái cơ cấu lại hoạt động, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, tăng cao giá trị gia tăng trong nước. Cụ thể là phải tích cực tham gia và thực hiện có hiệu quả cao nhất cuộc vận động thực hiện chủ trương “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị đã phát động hai năm qua.

  • Hà Anh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ý thức và hành động  (31/03/2011)
Hành động đẹp   (29/03/2011)
SỨC MẠNH CỦA SỰ CÔNG KHAI, MINH BẠCH  (27/03/2011)
Gửi trọn niềm tin yêu!  (27/03/2011)
Một giờ và… hơn thế nữa!   (26/03/2011)
Nỗi buồn các môn học xã hội  (24/03/2011)
Không chỉ là xin lỗi  (22/03/2011)
Bài toán tiền lương  (20/03/2011)
“Trọn lý, vẹn tình”!  (19/03/2011)
Hãy hành động !  (18/03/2011)
Sĩ tử và thông tin mùa thi  (15/03/2011)
Quyền của người tiêu dùng  (13/03/2011)
Chủ động thích ứng   (12/03/2011)
Chọn tương lai !   (11/03/2011)
Trả lại ý nghĩa đích thực cho lễ hội  (10/03/2011)