Phát triển nông thôn bền vững
21:15', 16/4/ 2011 (GMT+7)

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực để xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Nông nghiệp, nông thôn cả nước đang phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Việc xây dựng nông thôn mới với việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng: đường bê tông, trường học, trạm y tế, chợ, điện lưới quốc gia, nước sạch và vệ sinh môi trường… đang trên đà phát triển mạnh; nông thôn đang có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, thu hút nhiều lao động như: trồng trọt, chăn nuôi và hình thành các làng nghề giải quyết lao động nông nhàn…

Dù vậy, trên thực tế sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn thời gian qua vẫn còn hạn chế so với đô thị: tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao, nhiều người không có nghề nghiệp, không có ruộng đất sản xuất buộc phải bươn chải ra các đô thị để tìm kiếm việc làm mưu sinh. Tuy nhiên, do không có trình độ, nghề nghiệp nên họ cũng chỉ làm những việc giản đơn, với thu nhập rất thấp nên cuộc sống rất chật vật, khó khăn.

Hướng nông thôn đến sản xuất hiệu quả, chất lượng cao để bảo đảm an sinh xã hội phải là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Năm 2010, Chính phủ đã triển khai chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn gắn với giải quyết công ăn việc làm cho nông dân. Các địa phương trong cả nước đã và đang triển khai chương trình này, mở các lớp đào tạo nghề, thu hút lao động và những người không ruộng đất, không nghề nghiệp vào học. Chương trình đã tạo được kết quả bước đầu, nhiều lao động sau khi học nghề đã tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm và có thu nhập ổn định. Ở tỉnh ta, theo kế hoạch, trong năm 2011 sẽ có hơn 19,2 tỉ đồng được đầu tư để thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong đó, 13 tỉ đồng được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề; 5,6 tỉ đồng hỗ trợ dạy nghề cho 2.572 lao động nông thôn.

Để chương trình mang lại hiệu quả thiết thực, bên cạnh việc mở rộng quy mô các trường dạy nghề thì việc đa dạng các loại hình và hình thức đào tạo, tạo cho lao động nông nghiệp chọn nghề phù hợp với trình độ, sở thích và gia cảnh của họ là rất quan trọng. Ngoài việc đào tạo nghề, rất cần Nhà nước đầu tư hơn nữa cho công tác thủy lợi, cải tạo đất đai, đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, xây dựng nông thôn mới… để đảm bảo lợi ích cho nông dân.

Mục tiêu cao nhất trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động ở khu vực nông thôn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và đô thị. Do vậy, việc triển khai tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là góp phần tích cực thực hiện chính sách an sinh của nhà nước đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

  • Hải Đăng
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
2 trường hợp đặc biệt khó khăn cần giúp đỡ  (15/04/2011)
Cần phải căn cơ !  (16/04/2011)
Từ sự gương mẫu của người thầy  (14/04/2011)
Mạnh tay !  (09/04/2011)
Cảnh giác với tin đồn !  (08/04/2011)
Tạm ứng lòng tin  (07/04/2011)
Bao giờ mới sạch?  (05/04/2011)
Tiết kiệm điện  (03/04/2011)
Khoan sức dân  (02/04/2011)
Trợ cấp và thụ hưởng   (01/04/2011)
Ý thức và hành động  (31/03/2011)
Hành động đẹp   (29/03/2011)
SỨC MẠNH CỦA SỰ CÔNG KHAI, MINH BẠCH  (27/03/2011)
Gửi trọn niềm tin yêu!  (27/03/2011)
Một giờ và… hơn thế nữa!   (26/03/2011)