Thuận & nghịch!
21:3', 28/5/ 2011 (GMT+7)

Bộ Y tế đang hoàn tất các bước để đưa ra một khung giá mới đối với 350 loại dịch vụ y tế tại các bệnh viện và cơ sở y tế công. Lý do của việc đưa ra khung giá mới, tất nhiên là cao hơn mức cũ, trong thời gian sắp tới là để bù đắp chi phí tại các bệnh viện công. Thông tin về việc này ngay lập tức đã được xã hội đón nhận với những luồng dư luận theo cả hai chiều - thuận và nghịch!

Trước hết, phải thấy rằng giá viện phí hiện đang được áp dụng tại các cơ sở y tế là giá đã được ban hành từ 16 năm trước. Ai cũng có thể thấy sự “lạc hậu” của giá cả với khoảng cách 16 năm là thế nào. Vì vậy, việc tăng viện phí là điều tất yếu, phù hợp với sự tăng giá các mặt hàng và cũng là để tăng nguồn thu bảo đảm bù chi phí cho các cơ sở điều trị. Và ở góc độ khác, việc tăng viện phí còn nhắm đến một cái đích rất quan trọng, đó là sẽ góp phần triệt tiêu các hiện tượng tiêu cực, vốn là một trong những vấn đề gây nhức nhối về mặt đạo đức của xã hội, trong quá trình phục vụ bệnh nhân tại các cơ sở y tế.

Song, trong bối cảnh hiện nay, bất cứ sự tăng giá nào cũng là tác nhân gây ra sự lo lắng của đại đa số người có thu nhập thấp, người nghèo. Nhiều cuộc hội thảo về đói nghèo đã chỉ ra rằng, chi phí y tế quá cao là một trong những nguyên nhân của sự “nghèo hóa”, thậm chí là đẩy người nghèo đi đến chỗ “bần cùng hóa”. Để “bảo hiểm” sức khỏe cho mình, và cũng là để tránh được nguy cơ “nghèo hóa” hoặc trắng tay nếu chẳng may lâm bệnh hiểm nghèo, thì không cách nào tốt hơn là mua bảo hiểm y tế hằng năm. Với nhóm người thu nhập thấp, hiện đang chiếm tỉ lệ không ít trong xã hội, thì chỉ có mua bảo hiểm y tế mới “gánh” được các khoản phí khi phải vào bệnh viện. Cùng với việc tăng viện phí, tất nhiên mức phí bảo hiểm y tế cũng phải tăng theo.

Tuy nhiên, điều đáng bàn và cần bàn liên quan đến vấn đề tăng viện phí (và tăng mức bảo hiểm y tế) không phải là sự tăng nhiều hay tăng ít mà “cốt lõi” của vấn đề là chất lượng điều trị của các cơ sở y tế có được cải thiện? Lâu nay, điều mà dư luận xã hội than phiền và bức xúc là chất lượng các dịch vụ chăm sóc người bệnh, là sự “phân biệt đối xử” giữa người có thẻ bảo hiểm với người khám, chữa bệnh theo dịch vụ.

Tăng viện phí, như đã nói trên là hợp lý và cần thiết. Nhưng gắn liền với đó là phải tăng trách nhiệm, vì mục đích cao nhất là “trị bệnh cứu người”. Bởi, nếu chỉ tăng viện phí mà chất lượng khám chữa bệnh, năng lực chuyên môn… của ngành y tế không tăng, giá thuốc chữa bệnh vẫn ngoài tầm quản lý... thì nỗi khó nhọc của bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân nghèo, vẫn chưa thể giảm thiểu. Mặt khác, cùng với việc thực hiện tăng viện phí, Nhà nước cũng cần phải có chính sách để hỗ trợ cho những bệnh nhân nghèo.

  • Hải Đăng
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nỗi buồn… giám thị !?   (27/05/2011)
Người tài và chế độ đãi ngộ  (26/05/2011)
Tăng viện phí - tăng có đều?   (24/05/2011)
“Thuốc” nào chống thuốc giả?  (22/05/2011)
Ngày trọng đại !   (22/05/2011)
Ngăn… “họa từ miệng”  (21/05/2011)
Chọn mặt gửi vàng  (19/05/2011)
Cần và đủ  (17/05/2011)
Chăm từ gốc  (15/05/2011)
Tin tưởng và kỳ vọng  (14/05/2011)
Văn hóa an toàn  (13/05/2011)
Vận động tranh cử   (12/05/2011)
Xăng dầu và tin đồn  (10/05/2011)
Không nửa vời  (08/05/2011)
Chuyển nhận thức thành hành động   (07/05/2011)