“Giá đá… lương” !?
21:58', 3/6/ 2011 (GMT+7)

Đã thành thông lệ, từ nhiều năm qua ở nước ta luôn có cảnh “giá đá… lương”. Theo đó, cứ mỗi khi nhà nước rục rịch điều chỉnh hoặc tăng lương, là giá cả thị trường tăng lên ào ào, gây thêm khó khăn cho đời sống dân sinh. Ai cũng hiểu, tăng lương và tăng mức sống chung của người dân là việc làm cần thiết, là mục tiêu mang tầm quốc gia. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần phải làm cho việc tăng lương phải được đảm bảo trên thực tế, chứ không chỉ mang tính chất danh nghĩa do có sự “can thiệp” của giá cả.

Thực trạng này đòi hỏi Chính phủ và các cơ quan chức năng cần có giải pháp tháo gỡ, ngăn chặn tình trạng giá tăng bất hợp lý mỗi dịp lương tăng. Đây là vấn đề có ý nghĩa kinh tế, xã hội rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến an sinh xã hội.

Thực tế cho thấy, khi mức lương cơ bản của hàng triệu người đồng loạt tăng, lập tức sẽ thu hút sự quan tâm của toàn xã hội và đây chính là cơ hội để nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh vin vào đó tăng giá. Theo ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này, để việc tăng lương không ảnh hưởng nhiều đến mức sống của cả những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và người không hưởng lương, đã đến lúc cần có một cách tiếp cận khác trong việc tăng lương. Nhiều ý kiến cho rằng, nên để chính cơ quan, doanh nghiệp… quyết định mức tăng và thời điểm tăng lương phù hợp. Khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, họ sẽ quyết định việc tăng lương để vừa khuyến khích người lao động, vừa bảo đảm được lợi nhuận. Về phía các doanh nghiệp, họ cũng đồng tình với cách tiếp cận này và cho rằng, giải pháp tốt nhất là để doanh nghiệp tự thỏa thuận mức lương với người lao động. Hiện tại, một bộ phận khá lớn lao động tại các làng nghề, khu vực dân doanh, doanh nghiệp tư nhân… có thu nhập không dựa trên mức lương tối thiểu, song họ vẫn tự nguyện làm việc và có thu nhập bảo đảm. Nghịch lý ở chỗ, tuy không nhận lương theo quy định của Nhà nước, song mỗi khi các khu vực khác được tăng lương tối thiểu, đời sống của họ lại bị xáo trộn do giá cả hàng hóa tăng cao.

Do đó, để doanh nghiệp quyết định việc tăng lương vừa phù hợp thực tế, vừa phù hợp xu thế hội nhập, thông qua mức lương và điều kiện làm việc, các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh nhau để thu hút lao động. Từng doanh nghiệp tăng lương sẽ không tác động lên mặt bằng giá cả chung. Khi đó, tăng lương sẽ không còn là sự chờ đợi của hàng triệu người, không tác động một cách ồ ạt lên đời sống xã hội và như vậy việc tăng lương sẽ thực chất hơn.

  • Trân Huyền
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Giáo viên mầm non, bao giờ hết khó?  (02/06/2011)
Cấm cũng bằng không!  (31/05/2011)
Chính sách và thực tế cuộc sống  (29/05/2011)
Thuận & nghịch!  (28/05/2011)
Nỗi buồn… giám thị !?   (27/05/2011)
Người tài và chế độ đãi ngộ  (26/05/2011)
Tăng viện phí - tăng có đều?   (24/05/2011)
“Thuốc” nào chống thuốc giả?  (22/05/2011)
Ngày trọng đại !   (22/05/2011)
Ngăn… “họa từ miệng”  (21/05/2011)
Chọn mặt gửi vàng  (19/05/2011)
Cần và đủ  (17/05/2011)
Chăm từ gốc  (15/05/2011)
Tin tưởng và kỳ vọng  (14/05/2011)
Văn hóa an toàn  (13/05/2011)