Xây dựng gia đình văn hóa
21:43', 23/6/ 2011 (GMT+7)

Ngày 28.6 là ngày Gia đình Việt Nam. Gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội. Người xưa dạy rằng, có tu thân, tề gia tốt thì mới có thể trị quốc, bình thiên hạ. Gia đình thành đạt thì xã hội phồn vinh. Gia đình hỏng thì xã hội rối ren. Muốn xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng nông thôn mới, xây dựng làng văn hóa, khu dân cư văn hóa, trước hết, phải quan tâm và coi trọng xây dựng gia đình văn hóa.

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trong nền kinh tế tri thức, theo tôi, gia đình văn hóa phải hội đủ các tiêu chí cơ bản sau đây.

Thứ nhất, phải là gia đình có học vấn. Trừ những người già cả, có hoàn cảnh đặc biệt, tất cả những người còn lại trong gia đình phải có trình độ văn hóa tối thiểu là phổ cập THCS; những người trong độ tuổi đi học và còn trẻ, dưới 40 tuổi, phải đạt trình độ THPT. Mặt khác, những người trong gia đình phải tích cực đọc sách báo, nghe đài, xem truyền hình, tham gia hội họp, học tập tại địa phương.

Có kiến thức, có học tập, cập nhật thông tin thì mới có thể thấu hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm bắt và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Thứ hai, phải là gia đình làm kinh tế giỏi, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, xóa đói, giảm nghèo bền vững. Trừ những người mất sức lao động, mọi người trong gia đình phải có việc làm ổn định, có thu nhập đủ trang trải cuộc sống và có tích lũy; không có người ăn không, ngồi rồi.

Thứ ba, phải là gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật. Trong gia đình không có ai vi phạm pháp luật, vi phạm luân thường, đạo lý, vi phạm các tệ nạn xã hội, vi phạm trật tự an toàn giao thông, vi phạm vệ sinh môi trường. Đồng thời, phải kiên quyết tố giác, đấu tranh phòng chống những hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu, quan liêu, mất dân chủ.

Thứ tư, phải là gia đình hòa thuận. Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng bình đẳng, chị ngã em nâng; không xảy ra chửi mắng, bạo lực, không có kiện cáo, tranh giành của cải.

Thứ năm, phải là gia đình có quan hệ gắn bó, mật thiết với làng xóm, cộng đồng. Những người trong gia đình phải có tinh thần tương thân, tương ái, thương yêu, giúp đỡ, hòa đồng mọi người; cưu mang đùm bọc, chia sẻ với những người gặp hoạn nạn, thiên tai, bệnh tật; hăng hái tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa; không có thái độ bàng quang, vô tâm trước những mảnh đời bất hạnh.

Thiết nghĩ, các ngành chức năng cần nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện những tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa phù hợp với giai đoạn mới của cách mạng và thực tiễn địa phương.

  • Hoài Nam
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phần chìm của tảng băng!  (21/06/2011)
Mừng và lo  (19/06/2011)
Nỗi lo… trẻ cô đơn !  (18/06/2011)
“Lỗ hổng” quản lý !?   (17/06/2011)
Bản lĩnh và trí tuệ của nhà báo  (16/06/2011)
“Ghìm” giá thuốc?  (14/06/2011)
Đổi mới đề thi, đổi mới dạy học  (12/06/2011)
Người Việt với hàng Việt  (11/06/2011)
Văn hóa quảng cáo!  (11/06/2011)
Người tài là người như thế nào?  (09/06/2011)
“Ngày mai” sẽ hoàn thành!  (07/06/2011)
Nâng cao chất lượng dân số  (05/06/2011)
Trọng trách lớn lao !   (04/06/2011)
“Giá đá… lương” !?   (03/06/2011)
Giáo viên mầm non, bao giờ hết khó?  (02/06/2011)