Tại sao không?
21:31', 1/7/ 2011 (GMT+7)

Bắt đầu từ ngày 1.7.2011, Luật Bảo vệ người tiêu dùng với 8 quyền cơ bản chính thức có hiệu lực. Có thể nói đây là “điểm tựa” quan trọng để bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, điểm tựa này có phát huy hiệu quả trong thực tế đời sống như mong đợi hay không còn phụ thuộc vào ý thức thực thi luật pháp, tinh thần cộng đồng trách nhiệm của mỗi người dân.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hàng năm các cơ quan này đã kiểm tra, phát hiện và xử phạt trong cả nước hàng chục ngàn trường hợp sai phạm các kiểu, từ phổ biến như hàng hóa không chứng từ, hóa đơn; bán hàng không niêm yết giá… cho đến việc lưu thông rộng rãi nhiều loại sản phẩm độc hại, có khả năng gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người…

Thực tế cho thấy, các loại sản phẩm tiềm ẩn nguy hiểm thường được bán với giá rẻ, mẫu mã bắt mắt nên bán chạy hơn so với sản phẩm cùng loại chất lượng tốt, an toàn. Vì thế, trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng có thu nhập thấp và ở nông thôn, thường “quên” mất nguyên lý “tiền nào của đó” khi mua hàng giá rẻ. Một trong những ví dụ điển hình của việc ham rẻ là mặt hàng mũ bảo hiểm. Thông thường, một mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng, có xuất xứ rõ ràng có giá từ vài trăm ngàn đồng trở lên, còn mũ bảo hiểm kém chất lượng thì có khi giá bán chỉ từ 15.000 - 40.000 đồng/chiếc, thậm chí còn được khuyến mãi “mua một, tặng một”. Ai cũng hiểu mũ bảo hiểm là phương tiện quan trọng để bảo vệ tính mạng khi xảy ra tai nạn giao thông. Vậy nhưng rất nhiều người lại ham rẻ để chọn mua và sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng. Thế nên, rất nhiều người đã thiệt mạng hoặc tàn phế chỉ vì ham rẻ để rồi mua sản phẩm kém chất lượng. Thật là đáng tiếc! 

Có luật là điểm tựa pháp lý quan trọng cho việc ngăn ngừa các hành vi sai phạm. Qua đó góp phần tạo dựng một xã hội tiêu dùng lành mạnh, văn minh. Tuy nhiên điểm tựa ấy vẫn chưa đủ sức để bảo vệ hữu hiệu người tiêu dùng. Bên cạnh công cụ pháp lý của Nhà nước, mỗi khách hàng, vì quyền lợi của chính mình, nên phấn đấu trở thành người tiêu dùng thông thái, không tiếp sức và không để mình trở thành nạn nhân của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…

Tại sao không?

  • An Viên
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hành động vì trẻ em  (01/07/2011)
Thành tựu hay gánh nặng?  (28/06/2011)
Thương hiệu và chất lượng sản phẩm  (26/06/2011)
Chung sức xây dựng nông thôn mới  (25/06/2011)
Chuyện… thi cử !?   (24/06/2011)
Xây dựng gia đình văn hóa  (23/06/2011)
Phần chìm của tảng băng!  (21/06/2011)
Mừng và lo  (19/06/2011)
Nỗi lo… trẻ cô đơn !  (18/06/2011)
“Lỗ hổng” quản lý !?   (17/06/2011)
Bản lĩnh và trí tuệ của nhà báo  (16/06/2011)
“Ghìm” giá thuốc?  (14/06/2011)
Đổi mới đề thi, đổi mới dạy học  (12/06/2011)
Người Việt với hàng Việt  (11/06/2011)
Văn hóa quảng cáo!  (11/06/2011)