“Sân chơi” cho hàng Việt
21:2', 2/7/ 2011 (GMT+7)

Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao lần thứ 7 được tổ chức tại Quy Nhơn đã và đang thu hút rất đông đảo người tiêu dùng Bình Định và các tỉnh lân cận đến tham quan, mua sắm. Đây là bằng chứng sinh động cho thấy sức sống mạnh mẽ của hàng Việt Nam.

Trên bình diện cả nước, mặc dù chưa có con số thống kê chính thức, nhưng tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng tiêu dùng Việt Nam tại thị trường trong nước trong thời gian gần đây đã gia tăng đáng kể. Tại hệ thống các siêu thị lớn trong nước, lượng hàng nhập khẩu đã giảm đáng kể. Theo số liệu điều tra của các cơ quan chức năng, tại một số chuỗi siêu thị, số lượng hàng hóa nhập khẩu chỉ chiếm chưa đầy 20% tổng lượng hàng hóa. Đặc biệt vào thời điểm “bão giá”, lượng hàng Việt Nam bán ra theo phương thức hàng bình ổn giá luôn được người tiêu dùng tích cực đón nhận. Riêng ở vùng sâu, vùng xa, mỗi đợt “Đưa hàng Việt về nông thôn” luôn được bà con nông dân coi như ngày hội của mình.

Tuy nhiên, cho đến nay việc đưa hàng Việt về nông thôn, địa bàn có đông đảo người tiêu dùng có nhu cầu mua hàng có chất lượng và giá cả phù hợp chưa nhiều. Hệ quả tất yếu là việc mua hàng Việt chưa thực sự ăn sâu, chưa tạo thành nếp nghĩ thường nhật của người dân nông thôn. Lâu nay, ở các vùng nông thôn, miền núi, hầu hết người dân phải tìm đến các chợ quê, các đại lý tự phát trong mỗi làng, xã để thỏa mãn nhu cầu mua sắm, tiêu dùng. Và tất nhiên, đây là cơ hội cho những sản phẩm nhập ngoại chất lượng kém, giá rẻ “hợp cạ” với túi tiền người tiêu dùng có đất để… “sống khỏe”. Theo tính toán, hàng ngoại chất lượng kém chiếm lĩnh tới hơn 50% lượng hàng hóa bán ra tại khu vực nông thôn.

Cách nay gần 2 năm, ngày 31.7.2009, Bộ Chính trị có Thông báo số 264 - TB/TƯ về việc tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Từ khi cuộc vận động được triển khai cho đến nay đã mang lại nhiều kết quả tích cực cả về nhận thức và hành vi tiêu dùng đối với hàng hóa sản xuất trong nước, nhất là hàng Việt Nam chất lượng cao.

Vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm thế nào để đưa hàng Việt Nam đến với người tiêu dùng Việt Nam ngày càng nhiều?

Tất nhiên, để chiếm lĩnh được thị trường thì sản phẩm, hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, giá cả… có tính cạnh tranh cao; đồng thời, phải thiết lập một hệ thống phân phối mạnh và rộng khắp, tức là phải tạo cho được một “sân chơi” cho hàng Việt. Bởi, đây mới chính là yếu tố quyết định để người Việt có cơ hội dùng hàng Việt một cách thường xuyên, cũng là mục tiêu của cuộc vận động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc - “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. 

  • Hải Đăng
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tại sao không?   (01/07/2011)
Hành động vì trẻ em  (01/07/2011)
Thành tựu hay gánh nặng?  (28/06/2011)
Thương hiệu và chất lượng sản phẩm  (26/06/2011)
Chung sức xây dựng nông thôn mới  (25/06/2011)
Chuyện… thi cử !?   (24/06/2011)
Xây dựng gia đình văn hóa  (23/06/2011)
Phần chìm của tảng băng!  (21/06/2011)
Mừng và lo  (19/06/2011)
Nỗi lo… trẻ cô đơn !  (18/06/2011)
“Lỗ hổng” quản lý !?   (17/06/2011)
Bản lĩnh và trí tuệ của nhà báo  (16/06/2011)
“Ghìm” giá thuốc?  (14/06/2011)
Đổi mới đề thi, đổi mới dạy học  (12/06/2011)
Người Việt với hàng Việt  (11/06/2011)