“Nỗi buồn môn Sử” !
22:12', 29/7/ 2011 (GMT+7)

Mấy ngày qua, gần 200 trường đại học trong cả nước đã công bố điểm thi. Bên cạnh những niềm vui về những thí sinh đạt ngôi vị thủ khoa, á khoa và nhất là về những em đạt kết quả cao ở các vùng nông thôn còn nhiều khó khăn… dư luận lại một phen bàng hoàng về “nỗi buồn môn Sử”.

Không thể không bàng hoàng khi có đến trên 95% thí sinh dự thi vào nhiều trường đại học trong cả nước có điểm Sử dưới trung bình. Trong đó, rất nhiều bài thi chỉ đạt nửa điểm, thậm chí có không ít bài không có điểm !

Từ sự “kinh hoàng” về kết quả quá tệ này, trên báo chí đã xuất hiện nhiều bài viết tìm cách lý giải sự bất bình thường này. Tựu trung lại thì vẫn là chương trình nặng nề khiến cả trò lẫn thầy đều không tiêu hóa nổi, là xã hội thờ ơ coi nhẹ môn học này nên chuyện học hành bị xem nhẹ, là phương pháp dạy xơ cứng khó tiếp thu…

Cái mà cả xã hội phải quan tâm mổ xẻ chính là cái cách giáo dục môn học này nhiều năm qua ra sao để bây giờ đưa lại kết quả vậy. Trách nhiệm đầu tiên thuộc về ngành giáo dục, nhưng xét cho cùng đó chính là hệ quả của việc xã hội không coi trọng đúng mức môn học này. Học sinh xem nhẹ, phụ huynh xem nhẹ, giáo viên giảng dạy qua loa, sách giáo khoa nhàm chán… tất cả đều có lỗi.

Nhưng bất luận vì lý do gì thì cái kết quả quá tệ hại này đáng ở mức “báo động đỏ”, khi có cả một thế hệ những người trẻ không hiểu biết và nắm bắt có hệ thống những kiến thức phổ thông về lịch sử, của dân tộc mình và các dân tộc khác. Đó là một điều đáng báo động. Bởi lẽ, không hiểu biết một cách sâu sắc về lịch sử thì làm sao có thể hiểu biết về truyền thống để tự hào và phát huy, đồng thời tránh đi vào “vết xe đổ” những sai lầm cần phải tránh. Đây là một cảnh báo rất quan trọng cho mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ !

Với những con số thống kê đáng buồn về điểm thi môn Sử, những ai quan tâm đến sự phát triển của nước nhà đều không thể bàng quan trước điểm thi môn Sử vừa công bố. Hãy nhanh chóng thay đổi để không còn “nỗi buồn môn Sử” trong những mùa thi sau.

  • Minh Huyền
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chớ “đầu voi, đuôi chuột”!  (26/07/2011)
Cải cách đồng bộ và triệt để tiền lương  (24/07/2011)
Nên được đầu tư nâng cấp nhiều hơn  (24/07/2011)
An sinh & người nghèo  (23/07/2011)
Từ chuyện… “bể nồi cơm” !  (22/07/2011)
Hậu quả nhãn tiền  (21/07/2011)
Ô nhiễm môi trường  (19/07/2011)
Chống bệnh thành tích  (17/07/2011)
Gắn liền với thực tiễn  (16/07/2011)
Hướng về nông thôn   (15/07/2011)
Bàn thêm về sắp xếp cán bộ  (14/07/2011)
Đánh vào uy tín doanh nghiệp?  (12/07/2011)
Để việc bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả   (11/07/2011)
Bài trừ... “lá cải”  (09/07/2011)
Vui - buồn... mùa thi!   (09/07/2011)