Việc cưới xin !
11:13', 6/10/ 2012 (GMT+7)

Mới đây, Thành ủy Hà Nội đã đưa ra quy định cán bộ, đảng viên tổ chức tiệc cưới mời không quá 300 khách mời; nếu nhà trai, nhà gái tổ chức chung thì mời không quá 600 khách; không được tổ chức tiệc cưới nhiều lần, ở những địa điểm sang trọng. Không chỉ Hà Nội , một số địa phương trong cả nước cũng đã có chỉ thị nhắc nhở, chỉ đạo cụ thể hơn về việc này.

Mặc dù Trung ương đã có chỉ thị, rồi thông tư hướng dẫn, địa phương cũng có triển khai, chỉ đạo thực hiện và sơ kết nhưng tình hình xem ra còn nan giải và chưa đạt yêu cầu. Ngày xưa, các cụ có câu “phú quý sinh lễ nghĩa”. Câu này, bây giờ ứng vào việc cưới xin, quả là thấy rõ với các đám cưới được tổ chức càng ngày càng to, khách mời có khi lên đến cả ngàn người.

Có rất nhiều lý do để người ta biện minh cho việc tổ chức một đám cưới linh đình. Nào là nhà chỉ có một con, nào là bố mẹ quan hệ công tác rộng, quen biết nhiều… lý do nào cũng chính đáng cả nhưng nếu xem xét cho kỹ thì nếu là người dân làm ăn buôn bán thì không có gì phải bàn; nhưng với những người kinh tế không khá giả, hay công chức nhà nước mà nguồn thu nhập chủ yếu là “lương không đủ sống” mà cũng tổ chức xa hoa, linh đình thì rõ là không bình thường. Thực ra, với trường hợp thứ hai nếu không đua đòi thì cũng… kinh doanh đám cưới. Và đó là điều không nên.

Vẫn biết việc cưới là việc riêng, nhưng ứng xử việc riêng như thế nào cho tốt trong mối quan hệ với cộng đồng, phát huy được các giá trị đạo đức, truyền thống, lối sống cần kiệm, giản dị của dân tộc là việc cần được hướng đến. Trong thực tế, đã có không ít cán bộ, đảng viên và gia đình nêu gương tốt, tổ chức tiệc cưới theo tinh thần “trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm”, mời khách trong phạm vi gia đình, đại diện cơ quan, đơn vị và một ít bạn bè thân thiết, thực hiện việc báo hỷ sau tiệc cưới…

Trong Kết luận số 21 của Hội nghị Trung ương 5 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí có lưu ý về xây dựng quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức trong việc cưới, việc tang… Tinh thần chung là vận động toàn Đảng, toàn dân, đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, thực hiện lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoa, lãng phí, phiền nhiễu, chống khuynh hướng kinh doanh, vụ lợi…

  • Thương Huyền
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Biến tướng !?  (29/09/2012)
Hài hòa lợi ích   (29/09/2012)
Người Việt dùng hàng Việt  (22/09/2012)
Văn hóa giao thông  (21/09/2012)
Kiên quyết ngăn chặn, loại trừ   (15/09/2012)
Đâu chỉ là... “chuyện của trời”  (14/09/2012)
Nâng cao chất lượng “trồng người”  (08/09/2012)
Tiếp nối truyền thống, vững bước đi lên   (01/09/2012)
Buồn như bóng đá !?   (31/08/2012)
Luật & Đời  (25/08/2012)
Hậu… thủ khoa !  (24/08/2012)
Biểu tượng cho Quy Nhơn  (18/08/2012)
Văn hóa giá cả !?  (18/08/2012)
Công bằng & Nhân văn !   (12/08/2012)
Phòng ngừa giặc lửa !  (10/08/2012)