Phải làm gương !
23:7', 19/10/ 2012 (GMT+7)

Hiện nay, tại nhiều nơi đã ban hành các quy định cụ thể về một số nội dung và yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức của các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước phải thực hiện. Chẳng hạn có nơi ban hành quy định tổ chức đám cưới không quá 300 khách mời; có nơi quy định buổi trưa ăn cơm, tiếp khách không được sử dụng rượu bia; có nơi quy định về việc đi thăm, chúc tết hay quy định về sử dụng xe công…

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại phải có thêm những quy định hết sức chi tiết, cụ thể như vậy khi mà đã có rất nhiều các quy định khác đã bao hàm các nội dung này rồi? Chẳng hạn đã có quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; đã có quy định về chế độ sinh hoạt, tiếp khách với tiêu chuẩn rất cụ thể…

Nói chung là các quy định  đều có cả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dù đã có các quy định như vậy nhưng việc thực hiện chưa nghiêm, nhiều người vẫn viện lí do này, lí do khác để không thực hiện. Chẳng hạn, ngày càng có nhiều những đám cưới linh đình, mang tính “thương mại hóa” để vụ lợi, tổ chức rất phô trương, xa hoa, lãng phí gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trong số đó có đám cưới của không ít gia đình cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo các cấp, làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Đảng. Vì vậy, việc có thêm những quy định cụ thể về những vấn đề cụ thể như việc cưới, việc tang, việc sử dụng xe công hay việc… ăn cơm trưa không uống rượu bia…, chính là để hạn chế việc “lách” quy định, để việc thực hiện nghiêm túc hơn. Tuy nhiên, suy cho cùng thì điều quan trọng nhất vẫn là ý thực tự giác việc thực hiện như thế nào, có nghiêm túc và thực chất không; nếu vi phạm thì xử lý chế tài ra sao để đảm bảo hiệu lực các quy định đã ban hành. Nếu ban hành mà không thực hiện thì sẽ phản tác dụng.

Về nguyên tắc, chỉ thị của Đảng, quy định của Nhà nước là những điều mà người cán bộ, đảng viên phải chấp hành và làm gương cho quần chúng. Điều đó là đương nhiên. Nhưng điều quan trọng không kém là các cán bộ, đảng viên phải vận động thuyết phục gia đình, vận động các đối tượng khác cùng thực hiện nếp sống văn minh với mình. Có như vậy mới làm hết trách nhiệm người cán bộ, đảng viên. Mặt khác, người dân cần giám sát việc thực hiện quy định của cán bộ lãnh đạo, đảng viên để tạo nên sự chuyển biến thực sự trong việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh và tiết kiệm.

  • Lê Minh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Không chỉ là tăng mức phạt…  (14/10/2012)
Không chủ quan!  (12/10/2012)
“Ai cũng được học hành”  (06/10/2012)
Việc cưới xin !  (06/10/2012)
Biến tướng !?  (29/09/2012)
Hài hòa lợi ích   (29/09/2012)
Người Việt dùng hàng Việt  (22/09/2012)
Văn hóa giao thông  (21/09/2012)
Kiên quyết ngăn chặn, loại trừ   (15/09/2012)
Đâu chỉ là... “chuyện của trời”  (14/09/2012)
Nâng cao chất lượng “trồng người”  (08/09/2012)
Tiếp nối truyền thống, vững bước đi lên   (01/09/2012)
Buồn như bóng đá !?   (31/08/2012)
Luật & Đời  (25/08/2012)
Hậu… thủ khoa !  (24/08/2012)