Chuyện bình thường!
22:37', 2/11/ 2012 (GMT+7)

Trong những ngày gần đây, thông tin về việc dạy thêm, học thêm, vốn chẳng phải là vấn đề gì mới mẻ, lại rộ lên trên báo đài. Tất cả từ việc kiểm tra việc dạy thêm học thêm có đúng quy định mới của ngành có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.7.2012. Kiểm tra ở nhiều nơi thì thấy có rất nhiều vi phạm so với quy định của Bộ. Tuy nhiên điều mà dư luận quan tâm là việc ban hành quy định một cách máy móc và việc thực hiện kiểm tra xử lý ở một số nơi có nhiều bất cập, hành xử rất phản cảm, thậm chí rất đau lòng. Một tờ báo phản ánh về vấn đề này đã rút hàng tít vô cùng “ấn tượng” - “Bắt dạy thêm như bắt trộm” (!).

Thực tế cũng cho thấy, các quy định mới về dạy thêm học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo có rất nhiều những ràng buộc chi li, rối rắm và hàng loạt quy định khác về thẩm quyền, thủ tục cấp phép dạy thêm, học thêm; việc thu và quản lý tiền học thêm; trách nhiệm quản lý của chính quyền và ngành giáo dục các cấp. Những quy định này vô hình trung biến dạy thêm, học thêm trở thành một hoạt động dạy và học nửa chính quy, gần như là một dạng trường, lớp tư dạy song song với trường, lớp công lập chính khóa!

Từ nhiều năm nay, dạy thêm là việc làm khá phổ biến, việc làm hoàn toàn chính đáng và lương thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều phụ huynh muốn con cái chưa giỏi được kèm cặp thêm, là nghề “kiếm cơm” của nhiều giáo viên trong hoàn cảnh chưa thể “sống được” bằng lương như mục tiêu mà ngành giáo dục phấn đấu hoài chưa đạt dù đã đưa ra nhiều năm trước.

Dạy thêm, học thêm hiện nay cũng bắt nguồn từ quy luật cung - cầu của xã hội, nhưng đã có sự thay đổi khi không chỉ học sinh yếu, kém, mà ngay cả những em khá, giỏi cũng cần phải học thêm. Lí do thật đơn giản: bởi vì chương trình học quá nặng nề, dàn trải nên chỉ có một cách là học thêm may ra mới có thể “ngốn” hết chương trình.

Vì vậy, để hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, điều quan trọng là ngành giáo dục cần tập trung giải quyết cái gốc của vấn đề là nhanh chóng giảm tải chương trình học chứ không nên “đi bắt trộm” như vừa qua. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có biện pháp sớm cải thiện thu nhập chính đáng của giáo viên, tạo điều kiện để họ có thể toàn tâm toàn ý nâng cao chất lượng giảng dạy tại nhà trường, không cần phải lo nghĩ đến chuyện dạy thêm (hoặc làm việc khác) để bảo đảm cuộc sống. Còn chuyện học thêm, suy cho cùng, là nhu cầu có thật của một bộ phận học sinh, là một nhu cầu thực sự, được cả xã hội công nhận và chấp nhận, thì hãy để cho xã hội tự cân đối theo quy luật cung - cầu, ngành giáo dục và các cơ quan chức năng không cần phải can thiệp sâu!

Khi “dạy thêm, học thêm” đã là chuyện bình thường thì việc cần phải suy nghĩ nhiều hơn là thực hiện hợp lý hợp tình hơn. 

  • Trần Gia
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Những nỗi đau để lại  (30/10/2012)
Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh   (27/10/2012)
Chăm lo cho người nghèo   (26/10/2012)
“Phi nông bất ổn”!  (20/10/2012)
Phải làm gương !  (19/10/2012)
Không chỉ là tăng mức phạt…  (14/10/2012)
Không chủ quan!  (12/10/2012)
“Ai cũng được học hành”  (06/10/2012)
Việc cưới xin !  (06/10/2012)
Biến tướng !?  (29/09/2012)
Hài hòa lợi ích   (29/09/2012)
Người Việt dùng hàng Việt  (22/09/2012)
Văn hóa giao thông  (21/09/2012)
Kiên quyết ngăn chặn, loại trừ   (15/09/2012)
Đâu chỉ là... “chuyện của trời”  (14/09/2012)