Cùng chia sẻ
23:21', 3/11/ 2012 (GMT+7)

Dù chưa chính thức, nhưng gần như chắc chắn là việc tăng lương tối thiểu trong khu vực Nhà nước sẽ tăng thêm 100 ngàn đồng, từ mức 1,05 triệu đồng hiện nay lên 1,15 triệu đồng/tháng, kể từ 1.7.2013. Trước đó, do năm sau tình hình thu ngân sách sẽ vẫn tiếp tục khó khăn nên Bộ Tài chính đã báo cáo xin không thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu trong khu vực Nhà nước như dự kiến. Tuy nhiên, do dư luận tỏ ra không đồng tình, quốc hội cũng cân nhắc khả năng có thể cân đối, nên vấn đề tưởng như “tắc” này cũng tìm được giải pháp tháo gỡ.

Trên thực tế, với tình hình lạm phát như hiện nay, việc tăng mức lương tối thiểu là hết sức cần thiết để bảo đảm đời sống cán bộ, công chức và người lao động. Hiện nay cả nước có 7 triệu người hưởng lương Nhà nước, 15 triệu người hưởng lương ở khu vực doanh nghiệp. Việc dừng tăng lương tác động đến đời sống của một bộ phận không nhỏ vốn lâu nay đã gặp nhiều khó khăn trong đời sống, do đồng lương còn thấp và chậm tăng. Tiền lương không tăng, nhưng người lao động lại luôn chịu áp lực nặng nề của việc tăng giá. Vì vậy, phần lương tăng nhiều khi chỉ mang ý nghĩa bù đắp phần nào tốc độ tăng giá cả hàng hóa tiêu dùng. Ngược lại, có ý kiến cho rằng, nền kinh tế đất nước đang trong thời điểm khó khăn, nên vấn đề tăng lương cần được hoãn lại như một sự chia sẻ khó  khăn với ngân sách...

Về chính sách tiền lương, Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) đã kết luận: Trong năm 2012 và 2013, khẩn trương bổ sung, sửa đổi một số chính sách cần và có thể điều chỉnh ngay nhằm sớm khắc phục các bất hợp lý trong chính sách tiền lương hiện hành, như tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu, sửa đổi chế độ nâng lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang... Chính phủ cũng đã đặt ra quyết tâm cao về từng bước cải cách tiền lương cho cán bộ công chức để phấn đấu từng bước ngăn chặn, đẩy lùi nạn tham nhũng.

Chúng ta đều biết, để tăng lương thì Nhà nước cần có một khoản tiền lớn. Vì vậy, việc tăng cường tiết kiệm các phí hành chính, giảm hội nghị, hội hè đình đám, kiểm soát chặt đầu tư công, không để thất thoát, lãng phí, tham nhũng, ngừng đầu tư công các dự án chưa cấp thiết... để tăng lương là rất cần thiết.

Trong tình hình khó khăn của nền kinh tế như hiện nay dù khó cân đối, việc tăng lương dù ít, cũng sẽ giảm bớt khó khăn cho các đối tượng hưởng lương. Đây là sự cùng chia sẻ rất cần thiết từ cả hai phía: Nhà nước và những người hưởng lương.

  • HẢI ĐĂNG
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chuyện bình thường!  (02/11/2012)
Những nỗi đau để lại  (30/10/2012)
Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh   (27/10/2012)
Chăm lo cho người nghèo   (26/10/2012)
“Phi nông bất ổn”!  (20/10/2012)
Phải làm gương !  (19/10/2012)
Không chỉ là tăng mức phạt…  (14/10/2012)
Không chủ quan!  (12/10/2012)
“Ai cũng được học hành”  (06/10/2012)
Việc cưới xin !  (06/10/2012)
Biến tướng !?  (29/09/2012)
Hài hòa lợi ích   (29/09/2012)
Người Việt dùng hàng Việt  (22/09/2012)
Văn hóa giao thông  (21/09/2012)
Kiên quyết ngăn chặn, loại trừ   (15/09/2012)