họa lãng phí !?
20:25', 30/11/ 2012 (GMT+7)

Trên truyền hình, hình ảnh của những khu biệt thự ma đồ sộ mà hoang tàn, những con tàu trị giá hàng ngàn tỉ nhưng không hoạt động, những nhà máy nằm phơi mình giữa mưa nắng. Ngân hàng nhà nước chính thức công bố tổng số nợ xấu ở nước ta hiện đã lên đến hàng triệu tỉ đồng. Có lẽ chỉ với hai thông tin nêu trên cũng đủ để thấy trong xã hội của chúng ta hiện nay đang có sự lãng phí khủng khiếp các nguồn lực phát triển.

Trong lúc còn nghèo, nguồn lực để phát triển còn rất nhỏ bé, nền kinh tế của đất nước đang rất cần có thêm những đồng vốn để đầu tư mở mang nhà máy, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu… mà lại để lãng phí của xã hội hàng ngàn tỉ đồng  như vậy thì quả là một tội ác khó có thể biện minh. Nếu không lãng phí như vậy, xã hội sẽ có thêm nhiều ngôi trường, bệnh viện, con đường… phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống dân sinh. Nền kinh tế cũng sẽ có thêm nguồn lực để đầu tư cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn, đóng góp nhiều hơn cho sự thịnh vượng của quốc gia. Một sự lãng phí dù lớn hay nhỏ cũng đều tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống xã hội.

Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là mặc dù đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, thường xuyên được nêu ra trên nhiều diễn đàn, luôn có sự chỉ đạo, nhắc nhở của các cấp lãnh đạo…, nhưng cho đến nay vấn đề chống lãng phí vẫn chưa thật sự được quan tâm đúng mức, chưa mang lại hiệu quả thật sự. Biểu hiện của nó là sự hiện diện của lãng phí vẫn liên tục diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở khắp mọi nơi trong đời sống hàng ngày mà các ví dụ nêu trên chỉ là một vài nét chấm phá.

Lãng phí là một căn bệnh trầm kha đang tàn phá cơ thể đất nước. Nhận diện đúng mức độ nguy hiểm của lãng phí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đã đến lúc chúng ta phải coi lãng phí là một loại “quốc nạn” cần phải loại trừ càng sớm, càng nhanh thì càng có lợi cho dân, cho nước. Để làm được sứ mệnh đó, chúng ta cần đặt ra một quyết tâm chính trị thật mạnh mẽ trong toàn bộ hệ thống chính trị của đất nước, ban hành một hệ thống pháp luật mạnh mẽ, đồng thời bắt tay vào thực hiện bằng các hành động quyết liệt chống lại mọi hành vi lãng phí. Hãy nhớ rằng, khi tình trạng lãng phí chưa được đẩy lùi thì xã hội vẫn chứa đựng trong lòng nó một tai họa lớn.

  • Huy Anh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ðừng bất cập!  (25/11/2012)
Trị bệnh… “phong bì” !?  (23/11/2012)
Nỗi đau không của riêng ai!  (17/11/2012)
Ðể niềm vui trọn vẹn!  (17/11/2012)
Tai hại hơn tham ô  (12/11/2012)
Đích đến là đây!  (10/11/2012)
Học & Hành   (09/11/2012)
Cần quy hoạch vùng nuôi chim yến   (06/11/2012)
Cùng chia sẻ  (03/11/2012)
Chuyện bình thường!  (02/11/2012)
Những nỗi đau để lại  (30/10/2012)
Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh   (27/10/2012)
Chăm lo cho người nghèo   (26/10/2012)
“Phi nông bất ổn”!  (20/10/2012)
Phải làm gương !  (19/10/2012)