“Nhãn tiền” biến đổi khí hậu!
22:7', 7/12/ 2012 (GMT+7)

Từ đầu năm đến nay, tất cả các vùng miền trên cả nước đã phải chứng kiến những hiện tượng bất thường của thời tiết. Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, tình hình khí hậu, thời tiết thời gian vừa qua là hệ quả của biến đổi khí hậu. Với phân tích đó, cơ quan dự báo khí tượng thủy văn đã cảnh báo khả năng khô hạn nặng trong thời gian tới ở miền Trung, trong đó có Bình Định là đã… “nhãn tiền”! Ngay trong vụ đông xuân này tình trạng thiếu nước và khô hạn cục bộ cũng đã bắt đầu diễn ra và sẽ ngày càng gay gắt trong thời gian tới. 

Diễn biến bất thường của thời tiết về nắng hạn, mưa bão hàng năm ở nước ta thường xuyên gây nhiều thiệt hại, sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khi có thêm những diễn biến bất thường như năm nay. Với thực tế hiện nay, việc chủ động ứng phó là hết sức cấp bách. Bên cạnh việc trang bị cơ sở vật chất thì  “phần mềm” là kỹ năng ứng phó và cách thức tổ chức sản xuất, quy luật mùa vụ và giống cây trồng, vật nuôi… cần phải được quan tâm phổ biến cho người dân vùng thường xuyên bị thiên tai hay thời tiết bất thường.

Kết quả khảo sát cho thấy người dân tại các khu vực nông thôn bị tổn thương do các tác động của biến đổi khí hậu nhiều hơn so với người dân sống ở vùng đô thị hoặc vùng ven. Hiện nay, sự chuẩn bị của người dân, thông tin, tập huấn từ chính quyền và các cơ quan liên quan đến biến đổi khí hậu đến với người dân  chưa nhiều và chưa đủ để tác động làm thay đổi các thói quen và hành vi trong đời sống của người dân. Do đó, hầu hết người dân rất khó chủ động ứng phó với thiên tai, thời tiết bất thường nếu không có sự vào cuộc mạnh mẽ và sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương.

Theo các chuyên gia, để giúp người dân chủ động ứng phó trước những diễn biến bất thường của thời tiết, phòng tránh thiên tai, Nhà nước cần tổ chức thêm các hoạt động truyền thông, tập huấn và phát hành các tài liệu về phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Cần thiết xây dựng một số mô hình người dân tự ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu để phổ biến rộng; chính quyền từng địa phương sớm xây dựng chiến lược và quy hoạch phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn của mình, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.

  • Trần Vy
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cảnh giác với… chuyện “lạ” (!)  (01/12/2012)
họa lãng phí !?  (30/11/2012)
Ðừng bất cập!  (25/11/2012)
Trị bệnh… “phong bì” !?  (23/11/2012)
Nỗi đau không của riêng ai!  (17/11/2012)
Ðể niềm vui trọn vẹn!  (17/11/2012)
Tai hại hơn tham ô  (12/11/2012)
Đích đến là đây!  (10/11/2012)
Học & Hành   (09/11/2012)
Cần quy hoạch vùng nuôi chim yến   (06/11/2012)
Cùng chia sẻ  (03/11/2012)
Chuyện bình thường!  (02/11/2012)
Những nỗi đau để lại  (30/10/2012)
Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh   (27/10/2012)
Chăm lo cho người nghèo   (26/10/2012)