Nghĩ từ hai lễ hội
23:50', 1/2/ 2012 (GMT+7)

Mùa xuân là mùa lễ hội. Tất nhiên “lễ hội” ở đây không hàm ý theo kiểu “tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè”. Với người Việt, các lễ hội có mức gắn kết khá mật thiết với đời sống lao động, sản xuất, với tâm tư, nguyện vọng, sở cầu và mơ ước chân thành.

Hôm qua (1.2), Lễ hội khai sơn cầu ngư Đầm Xương Lý đã được ngư dân hai thôn Lý Hòa và Lý Chánh, xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn tổ chức trang trọng. Phần lễ hướng tới mục đích cầu một năm mưa thuận, gió hòa, biển nhiều tôm, cá; đánh bắt thủy sản được mùa, thuyền bè ra khơi an lành, về bến tôm, cá đầy khoang, đời sống ngư dân sung túc… Lễ là vậy, còn hội là các trò chơi dân gian và hát tuồng. Các trò chơi được tổ chức phần lớn đều gần gũi với đời sống sông nước: đua thuyền, đua sõng, kéo co, một vài môn chơi mới cũng phổ biến ở vùng ven biển như bóng chuyền, bóng đá; tuồng tích được diễn cũng là những tuồng tích quen thuộc với bà con. Lễ hội là một phần của đời sống văn hóa và với tỉnh Bình Định nói riêng, có thể thấy, đây chính là môi trường để nghệ thuật hát tuồng tồn tại trong đời sống hiện đại.

Nhân đây cũng mở ngoặc thêm, sau mấy ngày tạm nghỉ, thể theo nguyện vọng của đông đảo công chúng Quy Nhơn, Hội Bài chòi cổ dân gian lại được mở lại từ đêm mùng 9 tháng Giêng tại sân bãi ngoài trời trên đường Trường Chinh. Đèn điện sáng choang, tiếng hát, tiếng người cười nói, trẻ con lô xô chạy tới lui… Tổng hòa những điều này đã tạo ra một không gian lễ hội vừa dân gian, truyền thống, vừa hiện đại. Từ đây có thể thấy và tin rằng, chúng ta không thể mất và không đánh mất bài chòi cổ dân gian.

Những nỗ lực không mệt mỏi của những người giàu tâm huyết bắt đầu đơm hoa kết trái. Bài chòi cổ dân gian đang tìm thấy không gian của mình trong đời sống hiện đại. Rồi đây, hy vọng không chỉ có mùa xuân, dịp Tết mà ngay trong nhiều ngày hội khác như: lễ mừng Ngày giải phóng tỉnh Bình Định, mừng Độc lập, ngày Thống nhất… hội bài chòi cổ dân gian Bình Định lại được tổ chức.

Di sản văn hóa tổ tiên để lại cho chúng ta rất phong phú. Thời gian qua, vì nhiều lý do, khách quan lẫn chủ quan, ta đã để hao mòn không ít. Gìn giữ, bồi trúc và phát triển để con cháu mai sau hiểu rõ cuộc sống, tâm hồn của các thế hệ trước là điều cần tâm niệm thường xuyên. Nhìn thấy những dấu hiệu tích cực từ hai lễ hội kể trên, ta sẽ được động viên rất nhiều.

  • ĐÔNG A
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Kiểu ứng xử lạ ở Ngân hàng TMCP Đông Á  (01/02/2012)
Dư âm ngày Tết  (30/01/2012)
“Căn bệnh” khó chữa  (16/01/2012)
Phải tự sửa mình   (14/01/2012)
Để nhà nhà đều có Tết!  (13/01/2012)
An toàn đón Xuân!  (07/01/2012)
Phúc - họa từ… miệng!  (06/01/2012)
Tự tin bước tới !  (31/12/2011)
2012 - Năm an toàn giao thông !  (30/12/2011)
Tiền thưởng Tết: Tỷ, triệu, trăm... và không có gì  (30/12/2011)
Còn nhiều thách thức  (25/12/2011)
Giáng sinh hạnh phúc!  (24/12/2011)
Lo cho… “chuyện lớn” !  (23/12/2011)
Sinh viên nên chủ động tổ chức những sân chơi cho mình  (19/12/2011)
Sự hài lòng của người bệnh  (18/12/2011)