Không chỉ… “giật mình” !
22:19', 3/2/ 2012 (GMT+7)

Thông tin điều tra của một hãng nghiên cứu thị trường vừa được công bố đã cho biết, Việt Nam thuộc vào nhóm những nước tiêu thụ thức uống có cồn (rượu, bia) vào hạng “đầu bảng” trên thế giới. Với một nền kinh tế thuộc nhóm nghèo với hàng loạt nhu cầu thiết yếu về ăn ở còn đang phải chạy vạy “toát mồ hôi” thì thông tin này quả là… đáng giật mình.

Không có số liệu thống kê chính thức nhưng trên khắp cả nước, dù là miền Bắc hay miền Nam, nông thôn hay miền núi nhưng một trong những thứ ở đâu cũng dễ dàng tìm mua với giá rất rẻ là rượu. Có lẽ, từ thành thị tới nông thôn  cứ bước ra ngõ là gặp quán rượu. Thực tế cho thấy mối lo về tình trạng các  loại rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm vẫn được ngang nhiên bày bán ở nhiều nơi là rất lớn. Thôi thì đủ loại, từ rượu gạo, bắp, khoai mì cho đến rượu tây, tàu và kể cả rượu độc gây chết người(!).

Vụ ngộ độc rượu tại Hoài Ân khiến 1 người chết và 17 người phải vào bệnh viện điều trị trong những ngày đầu năm 2012 là một cảnh báo về một mối nguy đang hiện diện ở nhiều nơi. Được biết, theo kết quả kiểm nghiệm mẫu rượu được sử dụng tại vụ ngộ độc ở huyện Hoài Ân của Viện Pasteur Nha Trang, qua thử nghiệm trên động vật với mẫu rượu ngâm, 100% số chuột thử nghiệm chết sau 10 phút, trước khi chết có hiện tượng co giật mạnh.

Không chỉ có chuyện uống mà chuyện ăn cũng có rất nhiều vụ việc bất ổn liên quan đến an toàn thực phẩm. Nhiều vụ việc được các cơ quan chức năng, báo chí phát hiện cho thấy hầu như tất cả các loại thực phẩm thiết yếu đều có vấn đề về vệ sinh thực phẩm đáng báo động. Rất nhiều các loại thực phẩm bẩn như: thịt thối, mứt nhuộm phẩm màu, kẹo “bẩn”... vẫn đang ung dung có mặt trên thị trường và được công khai tiêu thụ ở rất nhiều nơi. Người kinh doanh vì lợi nhuận đã coi thường sức khỏe người khác là hành vi cần lên án. Nhưng bên cạnh đó là sự tắc trách, lơi lỏng trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường của các đơn vị chức năng. Một khi các cơ sở vi phạm chỉ nhắc nhở là chính thì việc sản xuất, phân phối các thực phẩm bẩn vẫn cứ phát triển mạnh cũng là điều dễ hiểu.

Xem ra, chuyện uống, chuyện ăn ở ta còn quá nhiều nỗi lo không chỉ... “giật mình” mà còn rất đáng báo động!

  • A.T
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nghĩ từ hai lễ hội   (01/02/2012)
Kiểu ứng xử lạ ở Ngân hàng TMCP Đông Á  (01/02/2012)
Dư âm ngày Tết  (30/01/2012)
“Căn bệnh” khó chữa  (16/01/2012)
Phải tự sửa mình   (14/01/2012)
Để nhà nhà đều có Tết!  (13/01/2012)
An toàn đón Xuân!  (07/01/2012)
Phúc - họa từ… miệng!  (06/01/2012)
Tự tin bước tới !  (31/12/2011)
2012 - Năm an toàn giao thông !  (30/12/2011)
Tiền thưởng Tết: Tỷ, triệu, trăm... và không có gì  (30/12/2011)
Còn nhiều thách thức  (25/12/2011)
Giáng sinh hạnh phúc!  (24/12/2011)
Lo cho… “chuyện lớn” !  (23/12/2011)
Sinh viên nên chủ động tổ chức những sân chơi cho mình  (19/12/2011)