Chớ để muộn màng!
0:31', 18/2/ 2012 (GMT+7)

Vụ cháy chợ Quảng Ngãi xảy ra gần đây nhất đã gây ra thiệt hại ước tính lên tới hàng trăm tỉ đồng và khiến nhiều tiểu thương rơi vào cảnh nợ nần chồng chất... đã và đang gióng lên một hồi chuông cảnh báo về công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các chợ.

Có rất nhiều những nguy cơ cháy đang tiềm ẩn và “rình rập” tại các chợ. Khảo sát tại các chợ cho thấy, nguy cơ xảy ra cháy tại các chợ là không hề nhỏ nếu không muốn nói là rất lớn: hàng hóa chất ngổn ngang, hút thuốc trong khu vực chợ, thắp nhang ngay tại quầy hàng dễ bắt lửa, hệ thống dây điện cũ kỹ hư nát... Tất cả đều là những mầm họa để “giặc lửa” gây hại khi có điều kiện xảy ra. Thực tế từ nhiều vụ cháy đã cho thấy, người kinh doanh thường chủ quan không chú ý đến hệ thống điện tại quầy hàng, quên không tắt điện khi rời cửa hàng hoặc dùng điện quá tải... Sự chủ quan, sơ suất này có thể gây ra hậu quả vô cùng to lớn, mà vụ cháy chợ Lớn Quy Nhơn hồi cuối năm 2006 là một ví dụ hết sức đau lòng của việc bất cẩn khi sử dụng điện tại chợ của tiểu thương.

Lâu nay, mặc dù công tác bảo đảm an toàn PCCC tại các chợ luôn được quan tâm, thậm chí cơ quan chức năng thường xuyên được kiểm tra, nhắc nhở nhưng các vụ cháy chợ vẫn cứ xảy ra. Và chỉ khi xảy ra vụ việc, bị thiệt hại lớn thì người ta mới thấy vô số những điều bất cập trong công tác này. Nhìn lại về các vụ cháy cho thấy, tỉ lệ cháy xảy ra vào thời điểm ngoài giờ làm việc hành chính, cháy ban đêm từ 18 giờ - 5 giờ sáng chiếm tỉ lệ rất cao. Vào thời điểm này việc phát hiện và huy động lực lượng cứu chữa đám cháy thường rất chậm và ít hiệu quả nên dễ dẫn đến cháy lớn, cháy nghiêm trọng, có những vụ cháy không thể cứu chữa được như vụ cháy chợ Quảng Ngãi vừa rồi.

Cháy là hiểm họa rất dễ xảy ra nếu chúng ta lơ là, mất cảnh giác. Điều quan trọng nhất là phải luôn nêu cao ý thức chấp hành pháp luật, tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn PCCC, đảm bảo đầy đủ các phương tiện liên quan đến công tác cứu hỏa… nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ gây cháy, nếu có xảy ra cháy thì cũng hạn chế được thiệt hại ở mức thấp nhất. Đừng để chỉ đến khi “tiền mất, tật mang” mới “giật mình” thì đã quá muộn màng!

  • VÂN ANH
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nghĩ từ lễ hội mùa xuân  (12/02/2012)
Hiểm họa từ đường ray   (12/02/2012)
Tránh rủi ro cho nông dân   (11/02/2012)
Năm mới, tình hình có mới?  (06/02/2012)
Ứng xử với hoa!  (04/02/2012)
Không chỉ… “giật mình” !  (03/02/2012)
Nghĩ từ hai lễ hội   (01/02/2012)
Kiểu ứng xử lạ ở Ngân hàng TMCP Đông Á  (01/02/2012)
Dư âm ngày Tết  (30/01/2012)
“Căn bệnh” khó chữa  (16/01/2012)
Phải tự sửa mình   (14/01/2012)
Để nhà nhà đều có Tết!  (13/01/2012)
An toàn đón Xuân!  (07/01/2012)
Phúc - họa từ… miệng!  (06/01/2012)
Tự tin bước tới !  (31/12/2011)