Khi giá xăng dầu tăng
22:23', 9/3/ 2012 (GMT+7)

Từ sau Tết Nguyên đán, mặt bằng giá cả các loại hàng hóa, nhất là các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, đã tăng một bậc với mức tăng phổ biến từ 10% đến 20%. Trong lúc đa số người tiêu dùng vốn đã và đang phải tìm mọi cách cắt giảm hoặc thắt chặt chi tiêu, thì việc tăng giá xăng dầu vào chiều ngày 7.3 có thể kéo theo một đợt tăng giá mới. Do đó, với giá xăng tăng thêm 2.100 đồng/lít, các loại dầu tăng từ 600 đồng đến 2.000 đồng/lít... đã thực sự gây nên một mối lo âu mới cho đa số người tiêu dùng.

Nguyên nhân tăng giá xăng dầu không mới, bởi xăng dầu tiêu dùng trong nước hiện nay chủ yếu phải nhập khẩu, giá trong nước phụ thuộc vào sự biến động của giá thị trường thế giới. Chính phủ cũng đã nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp bình ổn giá như: thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng xăng, dầu đã ở mức 0%, một số mặt hàng còn lại thuế suất thấp (3%) và sử dụng hết Quỹ Bình ổn giá nhưng vẫn không tránh khỏi việc điều chỉnh giá trong nước.

Tuy đây là việc làm bất khả kháng, nhưng mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội sẽ phải chịu tác động tiêu cực của giá xăng dầu. Mỗi lần điều chỉnh giá như vậy, hiệu ứng đầu tiên là ngành vận tải đề xuất tăng giá cước, rồi đến các ngành sản xuất, kinh doanh… tăng giá các mặt hàng để bù vào chi phí sản xuất. Giá cả tất cả các loại hàng hóa cũng tăng theo, các mặt hàng sẽ không thể bán với mức giá cũ. Chưa kể sẽ có nhiều doanh nghiệp “té nước theo mưa”, lợi dụng việc điều chỉnh giá xăng để tăng vô tội vạ giá bán, làm khổ người tiêu dùng trong khi mặt bằng lương và giá tiếp tục “vênh” nhau ngày càng xa hơn.

Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế và phụ thuộc vào giá tăng, giảm của thế giới nên tăng giá vào thời điểm này là việc không tránh khỏi. Trong bối cảnh hiện nay, người dân có thể chia sẻ với Chính phủ. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần có những giải pháp quyết liệt để quản lý thị trường, tránh gây thêm hệ lụy cho cuộc sống của người dân. Trước hết là kiểm soát chặt chẽ việc tăng giá của các doanh nghiệp dịch vụ vận tải. Đồng thời có những chế tài nghiêm khắc với các doanh nghiệp tự ý tăng giá hay tăng giá cao hơn so với mức quy định để tránh tình trạng “nước đục thả câu” như những lần xăng dầu tăng giá trước đây…

  • Thùy Anh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mở lối vào đời  (04/03/2012)
Hành động là đích đến!  (04/03/2012)
Rác từ… ý thức rác ra !?  (02/03/2012)
Hãy nghe “lời nói thật” của DN  (26/02/2012)
Kẹt... văn hóa !?  (25/02/2012)
Phòng hơn chữa !   (24/02/2012)
Tuy Phước – vẫn còn tình trạng xả rác thải tràn lan  (23/02/2012)
“Hậu tăng phí” !?  (18/02/2012)
Chớ để muộn màng!  (18/02/2012)
Nghĩ từ lễ hội mùa xuân  (12/02/2012)
Hiểm họa từ đường ray   (12/02/2012)
Tránh rủi ro cho nông dân   (11/02/2012)
Năm mới, tình hình có mới?  (06/02/2012)
Ứng xử với hoa!  (04/02/2012)
Không chỉ… “giật mình” !  (03/02/2012)