Cần mở rộng tham vấn cộng đồng
22:1', 15/4/ 2012 (GMT+7)

Mới đây, Ban Quản lý Dự án thủy lợi tỉnh phối hợp với Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng thủy lợi 3 đã tổ chức tham vấn cộng đồng để lấy ý kiến đóng góp cho việc xây dựng đập dâng Bồng Sơn tại các địa phương ảnh hưởng.

Thực ra, tham vấn cộng đồng là thủ tục bắt buộc trong triển khai xây dựng và đăng ký một dự án theo cơ chế phát triển sạch với mục đích là để chủ dự án giới thiệu về dự án và trình bày các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường; lắng nghe và giải đáp các ý kiến, câu hỏi của người dân địa phương.

Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động tham vấn cộng đồng với báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta chưa được thực hiện nghiêm túc và tồn tại nhiều bất cập. Vẫn còn thiếu những quy định, cơ chế đảm bảo sự tham gia hiệu quả của cộng đồng vào các quy hoạch, dự án; việc tham vấn cộng đồng vẫn bị xem nhẹ, chỉ mang tính hình thức, đối phó hoặc chỉ là lấy ý kiến đơn giản...

Ở tỉnh ta, mới đây, UBND tỉnh đã có quyết định về việc quy hoạch đô thị phải lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan. Nghị định 08 ngày 24.1.2005 của Chính phủ cũng quy định: Sau khi phê duyệt quy hoạch chi tiết, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng tại địa phương có trách nhiệm công bố quy hoạch trong vòng 30 ngày làm việc.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù đã có những quy định như vậy, nhưng người dân vẫn ít được tham gia vào quá trình quy hoạch, vào các dự án hay chỉ được tham gia góp ý vào giai đoạn cuối. Đây là một bất cập dẫn tới quy hoạch thiếu tính thực tế. Đó là chưa kể, đôi khi, việc công bố công khai quy hoạch thực hiện chưa tốt.

Bởi vậy, thời gian tới, cần đẩy mạnh công khai quy hoạch dưới nhiều hình thức, lấy ý kiến người dân với quy hoạch đô thị. Bên cạnh đó, có thể mở rộng mô hình tham vấn cộng đồng ở tất cả các dự án, quy hoạch, thậm chí các quyết định liên quan đến dân sinh nhằm minh bạch hóa thông tin. Việc tham vấn cần sự tham gia của các cơ quan và chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức xã hội… và đông đảo người dân trong vùng thụ hưởng hay chịu tác động của dự án. Đồng thời, cần xây dựng cơ chế giải đáp, tiếp thu tham vấn thật cụ thể.   

Cần thấy rằng, tham vấn cộng đồng không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường, xã hội, mà còn là cơ hội để tiếp thu tri thức bản địa nhằm nâng cao chất lượng dự án, quy hoạch và tạo thêm sự đồng thuận của xã hội đối với dự án, quy hoạch.

  • NGUYÊN PHONG
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Vẹn cả đôi đường !  (14/04/2012)
Khởi mà chẳng… động !?   (14/04/2012)
“Múa gậy trong bị” !?  (07/04/2012)
Oan cho… “thượng đế” !?  (06/04/2012)
Nhận thức & hành động  (31/03/2012)
Hành động nhỏ, thay đổi lớn!  (31/03/2012)
Giao thông và những băn khoăn về phí  (25/03/2012)
Ảo & Thực !?  (24/03/2012)
Văn hóa tiêu dùng!  (23/03/2012)
Niềm tin vào thực phẩm  (18/03/2012)
Không chỉ tháng Ba !  (17/03/2012)
Lo từ chuyện… nhỏ !  (16/03/2012)
Tiết giảm … “năm sao” !?  (10/03/2012)
Khi giá xăng dầu tăng  (09/03/2012)
Mở lối vào đời  (04/03/2012)