Nâng tầm “thương hiệu” võ
10:48', 23/4/ 2012 (GMT+7)

Dự kiến, Liên hoan (LH) Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ IV - năm 2012 sẽ diễn ra từ ngày 1-4.8.2012 tại TP Quy Nhơn. Tham gia LH lần này có các đoàn võ thuật đến từ 20 tỉnh, ngành và các đoàn nước ngoài đến từ 30 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Trong khuôn khổ LH, còn có các hoạt động khác như: Hội đánh bài chòi, thi Ảnh đẹp qua các kỳ liên hoan, thi Người đẹp Võ thuật, giới thiệu các loại binh khí và quần áo tập võ, Liên hoan sân khấu Tuồng toàn quốc, Giải đua thuyền vô địch tỉnh, biểu diễn võ thuật…

Vậy là, so với những LH trước, LH lần thứ IV này đã có thêm nhiều hoạt động. Bên cạnh ý nghĩa một hoạt động về nguồn võ thuật, LH hướng đến việc tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước, con người Bình Định.

Cũng với mục đích như vậy, nằm trong chuỗi công tác chuẩn bị cho LH, việc đầu tư cho các võ đường, làng võ đã được tính đến. Theo đó, giai đoạn từ nay đến LH Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ IV, dự kiến tỉnh sẽ đầu tư một số hạng mục ở các võ đường Hồ Sừng, Phan Thọ, Lý Xuân Hỷ, Phi Long Vịnh, Lê Xuân Cảnh và CLB võ thuật chùa Long Phước. Mỗi võ đường cũng sẽ được cấp khoảng 15 triệu đồng để mua binh khí, trang phục. Trong giai đoạn II (từ nay đến năm 2015), tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp thêm 24 võ đường hoạt động tốt, tiêu biểu cho các môn phái.

Những việc làm như vậy, vượt ra ngoài ý nghĩa của việc chuẩn bị cho một hoạt động thường kỳ, còn hướng đến việc đầu tư cho văn hóa võ ngay từ cội nguồn - các làng võ, lò võ; đồng thời, khai thác, ứng dụng võ thành một “sản phẩm du lịch” hoàn chỉnh.

Trên thực tế, có một nét đặc sắc trong văn hóa võ Bình Định, đó là các làng võ. Truy về nguồn gốc các làng võ, phải chăng, do chính sách bình định của nhà Nguyễn, võ Tây Sơn đã giải hóa vào dân gian và hình thành các làng võ. Ở các làng võ, truyền thống võ Tây Sơn tiếp tục hấp thụ thêm nhiều tinh hoa võ thuật khác, nhưng cái nền này trên đó diễn ra sự tiếp biến vẫn là võ Tây Sơn. Làng võ Bình Định, ngoài truyền thống thượng võ, còn là biểu hiện sống động của một hằng số văn hóa Việt là làng Việt. Làng là một đơn vị cơ sở về văn hóa của tâm thức Việt.

Như vậy, việc đầu tư phục hồi các làng võ, lò võ là cần thiết, rất đáng hoan nghênh nhưng cần được tiến hành căn cơ, theo một kế hoạch, quy hoạch bài bản, lâu dài, bởi nó gắn với một giá trị rất đặc sắc của võ Bình Định và góp phần tạo nên “thương hiệu”: Đất võ.

  • NGUYÊN PHONG
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mục tiêu là hiệu quả !  (21/04/2012)
Văn hóa… tiêu tiền !   (21/04/2012)
Cần mở rộng tham vấn cộng đồng  (15/04/2012)
Vẹn cả đôi đường !  (14/04/2012)
Khởi mà chẳng… động !?   (14/04/2012)
“Múa gậy trong bị” !?  (07/04/2012)
Oan cho… “thượng đế” !?  (06/04/2012)
Nhận thức & hành động  (31/03/2012)
Hành động nhỏ, thay đổi lớn!  (31/03/2012)
Giao thông và những băn khoăn về phí  (25/03/2012)
Ảo & Thực !?  (24/03/2012)
Văn hóa tiêu dùng!  (23/03/2012)
Niềm tin vào thực phẩm  (18/03/2012)
Không chỉ tháng Ba !  (17/03/2012)
Lo từ chuyện… nhỏ !  (16/03/2012)