Cần lắm, những tấm gương soi !
21:59', 19/5/ 2012 (GMT+7)

Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm trên địa bàn cả nước điễn ra khá phức tạp, với rất nhiều cách thức thủ đoạn, rất nhiều thành phần đối tượng phạm tội. Tình trạng vi phạm pháp luật không còn là chuyện hy hữu, trái lại nó xảy ra ngày càng nhiều hơn, phổ biến hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang hình thành ở nước ta, các tiêu cực và mặt trái của nó đã và đang tác động mạnh khiến cho các thang bậc giá trị về đạo đức có chiều hướng bị đảo lộn. Biểu hiện cụ thể và rõ ràng của nó là tâm lí hám tiền, làm giàu bằng mọi cách dẫn đến nhiều người không tuân thủ pháp luật, sự tử tế bị lấn át bởi thói tham lam ích kỷ; không ít người có chức, có quyền “biến  chất” thành kẻ tham nhũng, vi phạm pháp luật, có lối sống buông thả, xuống cấp về đạo đức… Tâm lý chạy theo đồng tiền, tôn thờ vật chất thái quá, thói ích kỉ, sự gian dối… là nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh tội ác trong xã hội.

Sự gia tăng về số lượng, mức độ vi phạm pháp luật đã gây bất an cho cả cộng đồng là một mối lo lớn của toàn xã hội. Hậu quả của tội phạm gây ra không chỉ là thiệt hại tài sản, vật chất, tính mạng người lương thiện mà còn là mối nguy cho sự phát triển của đất nước, sự trường tồn của dân tộc.

Vì vậy,  bằng mọi cách chúng ta phải có biện pháp ngăn chặn cho bằng được các vụ phạm tội, tiến tới hạn chế và giảm thiểu đến mức thấp nhất. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải có cơ chế phối hợp đồng bộ, nhất quán, xuyên suốt từ gia đình đến xã hội, từ đạo đức đến pháp luật để tạo thành sức mạnh tổng hợp.

Cần kiên quyết đẩy lùi và triệt tiêu nguy cơ phạm tội bằng việc xây dựng môi trường sống lành mạnh, tạo điều kiện để mọi người được học tập rèn luyện và phát triển nhân cách đúng đắn, có đời sống tinh thần phong phú và lành mạnh, có lý tưởng sống nhân văn, trong sáng, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và trở thành công dân có ích cho đất nước. Trong đó, cần đề cao việc giáo dục hướng thiện, răn đe cái ác một cách có hệ thống, trong từng gia đình, đơn vị và toàn xã hội làm cho cái thiện ngày một nảy nở, cái ác không xảy ra.

Cần có sự noi gương từ những tấm gương sáng về đạo đức như lòng yêu nước, tinh thần cao thượng, sự dũng cảm, trung thực, vị tha, yêu thương con người… bằng các hành vi và việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày của chính các bậc phụ huynh trong gia đình, của nhưng người lớn trong xã hội, của cán bộ và quan chức trong bộ máy nhà nước...

Có nhiều tấm gương sáng trong đời sống mọi người học tập và noi theo không chỉ góp phần củng cố niềm tin cho mỗi người dân, mang lại sự phát triển bền vững cho đất nước mà còn là “điểm tựa” để mọi người hướng thiện và nhân văn hơn, cùng hướng đến xây dựng một xã hội thịnh trị, thanh bình.

  • Hải đăng
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Câu chuyện nhỏ, nhân cách lớn   (18/05/2012)
Lương & Trách nhiệm !  (12/05/2012)
Nỗi lo trẻ đuối nước   (11/05/2012)
Chuyện lương, chuyện giá !  (06/05/2012)
Bài toán vỉa hè   (04/05/2012)
Cảm xúc tháng Tư  (28/04/2012)
Truy tận gốc !  (27/04/2012)
Nâng tầm “thương hiệu” võ  (23/04/2012)
Mục tiêu là hiệu quả !  (21/04/2012)
Văn hóa… tiêu tiền !   (21/04/2012)
Cần mở rộng tham vấn cộng đồng  (15/04/2012)
Vẹn cả đôi đường !  (14/04/2012)
Khởi mà chẳng… động !?   (14/04/2012)
“Múa gậy trong bị” !?  (07/04/2012)
Oan cho… “thượng đế” !?  (06/04/2012)