Kinh tế Xanh !
20:11', 9/6/ 2012 (GMT+7)

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, bắt đầu từ ngày 1.6 và kết thúc ngày 8.6, đã nhấn mạnh vấn đề phát triển kinh tế biển gắn với việc bảo vệ sinh thái môi trường các đảo, quần đảo của đất nước. Ngày Môi trường thế giới 5.6 năm nay cũng nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của sự phát triển bền vững của mọi quốc gia trên toàn thế giới bằng khẩu hiệu “Kinh tế xanh có vai trò của bạn”.

Có thể nói, không phải ngẫu nhiên mà chủ đề của cả hai sự kiện lớn, ở tầm quốc gia và quốc tế, đều gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và hướng đến một nền kinh tế xanh hơn, một môi trường sạch hơn.

Trên bình diện địa phương, chúng ta cũng có thể nhận thấy tính cấp bách của vấn đề này. Ở Bình Định trong những năm gần đây, những trận lũ lụt ngày càng hung dữ hơn, hạn hán đến thường xuyên hơn, các dòng sông cạn kiệt và biến đổi dòng chảy, tình trạng sa mạc hóa lan rộng… đều là hệ quả của việc tàn phá tài nguyên rừng cạn kiệt, triệt phá rừng phòng hộ từ đầu nguồn tới ven biển để đào vàng, khai thác titan, khai thác cát trên các dòng sông… Hậu quả trước mắt hay lâu dài đều đã hiện rõ. Đó là tài nguyên cạn kiệt, sản xuất khó khăn, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, môi trường ngày càng ô nhiễm…

Môi trường được xác định là một trong ba trụ cột của sự phát triển: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Vì thế, các cấp, các ngành và mọi người cần nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò to lớn của công tác bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên của hệ thống chính trị. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã nhấn mạnh phải gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng bền vững.

Việc khai thác, sử dụng tài nguyên chưa bền vững; tình trạng suy kiệt nguồn nước đang diễn ra; đa dạng sinh học bị suy giảm; có nhiều điểm nóng về ô nhiễm môi trường… đang làm cho môi trường bị tàn phá, là nguyên nhân của sự đói nghèo và bần cùng hóa. Để có một nền kinh tế xanh, môi trường sạch thì yêu cầu đặt ra là phải kết hợp phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với công tác bảo vệ môi trường. Kinh tế xanh phải được diễn ra bằng những chương trình cụ thể, thực hiện mục tiêu thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, gắn tăng trưởng với công bằng xã hội, giảm đói nghèo và bảo vệ môi trường. Sản xuất cần chuyển dịch theo hướng sạch, an toàn, chất lượng; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng… Chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh là nền tảng vững chắc của sự phát triển bền vững và góp phần xóa nghèo hiệu quả.

Hãy nhớ: “Kinh tế xanh có vai trò của bạn” !

  • HẢI ĐĂNG
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nên có nơi giới thiệu nước bạn Lào ở Quy Nhơn  (09/06/2012)
Đừng vô cảm !  (08/06/2012)
Chung tay, góp sức vì trẻ em !  (02/06/2012)
Khó an lòng !  (01/06/2012)
Cần cân nhắc kỹ !  (26/05/2012)
Sạch đường, đẹp phố  (25/05/2012)
Cần lắm, những tấm gương soi !  (19/05/2012)
Câu chuyện nhỏ, nhân cách lớn   (18/05/2012)
Lương & Trách nhiệm !  (12/05/2012)
Nỗi lo trẻ đuối nước   (11/05/2012)
Chuyện lương, chuyện giá !  (06/05/2012)
Bài toán vỉa hè   (04/05/2012)
Cảm xúc tháng Tư  (28/04/2012)
Truy tận gốc !  (27/04/2012)
Nâng tầm “thương hiệu” võ  (23/04/2012)