Trách nhiệm và lời hứa
1:17', 15/7/ 2012 (GMT+7)

Đầu tuần vừa rồi, Chính phủ đã có nghị quyết yêu cầu các thành viên Chính phủ tiến hành kiểm điểm, đánh giá công tác năm đầu nhiệm kỳ 2011 – 2016 với thời hạn gửi Thủ tướng trước ngày 20.7.2012.

Theo đó, mỗi thành viên Chính phủ sẽ phải kiểm điểm, đánh giá cả những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, trong đó xác định rõ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới tồn tại, hạn chế đó. Đồng thời, trên cơ sở định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã đề ra, các thành viên Chính phủ xây dựng kế hoạch hành động của mình đối với ngành, lĩnh vực và các mặt công tác được giao phụ trách; kiến nghị nhiệm vụ, giải pháp và kế hoạch hành động trọng tâm của Chính phủ trong thời gian tới.

Có thể nói đây là một sinh hoạt rất có ý nghĩa nhằm đánh giá chính xác năng lực, trách nhiệm của những người được giao trọng trách trước đất nước, trước nhân dân. Nhiều bộ trưởng, thành viên Chính phủ đã nhận trách nhiệm, đã hứa với cử tri trong từng phần việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Người dân có quyền đòi hỏi các thành viên Chính phủ thực hiện nghiêm túc những lời hứa của mình. Đồng thời cũng mong muốn phải có những chế tài để xử lý các vị “tư lệnh ngành” sẵn sàng hứa, sẵn sàng nhận trách nhiệm nhưng không thực hiện, hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn những phần việc của mình. Thời gian qua, trong hoạt động của Chính phủ, bên cạnh các thành tựu đạt được, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc như: Kỷ cương hành chính chưa nghiêm, nạn tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi. Đầu tư còn dàn trải, thiếu đồng bộ khiến nhiều công trình dang dở gây lãng phí, thất thoát lớn. Đào tạo nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu xã hội. Thủy điện phát triển ồ ạt, thiếu an toàn. Quản lý kinh doanh xăng dầu, điện vẫn bất cập… đều có liên quan đến trách nhiệm của các thành viên chính phủ.

Để những lời hứa trước nhân dân trở thành hiện thực, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội thì việc tăng cường năng lực và đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và các thành viên Chính phủ rất quan trọng. Việc kiểm điểm công tác với tinh thần trách nhiệm cao trước nhân dân, nhằm mang lại hiệu quả thật sự cho hoạt động của các thành viên Chính phủ trong việc thực thi trách nhiệm trên từng vị trí công tác sẽ là động lực tích cực để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ. Hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế là nhiệm vụ của Chính phủ, được thực hiện bởi các thành viên Chính phủ nhưng lại liên quan mật thiết, sát sườn đến miếng cơm, manh áo hàng ngày của hàng triệu người dân.

Tư lời hứa đến hành động cụ thể bao giờ cũng có những khoảng cách. Làm thế nào để lấp đầy khoảng cách, để những lời hứa không bị “để gió cuốn đi”... là những vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa như là một thước đo của trách nhiệm và niềm tin. Bởi thế, người dân đang rất hy vọng và trông đợi vào việc thực hiện trách nhiệm và lời hứa của Chính phủ và các thành viên của mình.

  • Hải đăng
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ngăn chuyện trớ trêu !   (13/07/2012)
Có đảm bảo được trật tự, chấm dứt lấn chiếm?  (08/07/2012)
“Trông người ngẫm ta” !?  (07/07/2012)
Từ những mùa thi...  (06/07/2012)
Bệnh thành tích, ai cũng chống nhưng...  (02/07/2012)
Làm gương  (30/06/2012)
Cái vòng luẩn quẩn !?  (29/06/2012)
Thực chứ đừng... ảo !  (23/06/2012)
Xin chớ u mê !  (22/06/2012)
Phát huy nội lực  (16/06/2012)
Loại trừ sự gian lận !  (16/06/2012)
Sự bình thường... bất thường  (13/06/2012)
Kinh tế Xanh !  (09/06/2012)
Nên có nơi giới thiệu nước bạn Lào ở Quy Nhơn  (09/06/2012)
Đừng vô cảm !  (08/06/2012)