Trên sường phía Đông Nam núi Bà, nay thuộc địa phận thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát có một ngôi chùa cổ tên gọi là Linh Phong thiền tự. Trải qua chiến tranh, ngôi chùa đã bị tàn phá sụp đổ hoàn toàn, nay chỉ còn là dấu xưa. Dẫu rằng như vậy, nhưng sức sống của một ngôi chùa cổ kinh vẫn còn mãi trong ký ức của người dân Bình Định chùa dựa lưng vào dãy núi Bà hùng vĩ, từ trong nguồn những dòng suối nhỏ chảy xuống sân chùa, uốn lượn vòng quanh rồi đổ cả xuống một hồ sen phía trước, chùa cất trên núi nhưng dường như không cách biệt với đồng bằng. Trèo lên bất kỳ một tảng đá nào cũng có thể phóng tầm mặt về phía tây và nam nơi có những cánh đồng lúa xanh bát ngát. Xa xa về phía Đông là biển rộng mênh mông. Những ngày đẹp trời thậm chí có thể nhìn thấy Đầm Thị Nại rồi xa nữa là thấp thoáng bán đảo Phương Mai, Thành phố Quy Nhơn. Phong cảnh chùa thật kỳ thú. Đúng như lời nhận xét của sách Đại nam Nhật Thống chí: “chùa Linh Phong ở thôn Phương Phi, huyện Phù Cát, lưng dựa vào núi cao, mặt trông ra đầm Biển cạn (tức đầm Thị Nại), xung quanh có nước suối lượn quanh phong cảnh thật đẹp”. Cũng theo sách này, vào năm chính hòa thứ 11 nhà Lê (1702), lúc ấy ở Đàng Trong chúa Nguyễn phúc Chu (1691 –1725) đang trị vì, có một người tên gọi Lê Ban đến đây tu hành. Ngôi chùa đầu tiên lợp bằng cỏ tranh được đặt tên là Dũng Tuyền. Nhà sư sống ở trên núi quanh năm, hiếm khi xuống dưới đồng bằng. Dân gian truyền tụng rằng nhà sư sống rất thanh bần, dùng vỏ cây làm quần áo, thỉnh thoảng mới quảy một gánh củi xuống chân núi, nơi có ngã ba đường thường có người qua lại, để đó rồi về. Người địa phương cần củi thì đem gạo muối đến đó để đổi. Ngày hôm sau nhà sư mới quay lại lấy gạo muối nhưng không bao giờ quan tâm đến sự thiếu đủ, ít nhiều. Dân trong vùng gọi nhà sư là Ong Núi. Cũng bởi vậy mà ngôi chùa này trong dân gian còn có tên là chùa Ông Núi. Cùng với việc tu luyện Phật pháp, nhà sư còn tìm hiểu được tính cỏ cây trên núi, chế ra những thứ linh dược. Mỗi khi trong vùng có dịch bệnh, thầy chùa lại đem thuốc xuống cứu chữa đặc biệt nhà sư không bao giờ lấy tiền thuốc hay công ơn chữa bệnh.
|
Chùa Linh Phong xây dựng năm 2004. (Ảnh: Nhân Dân) |
Tiếng đồn đến tai chúa, năm 1733 Nguyễn Phúc Chu xuống chiếu ban cho Ông Núi pháp hiệu Tĩnh giác Thiện Trì Đại Lão Thiền Sư, cho xây dựng chùa đổ tên là Linh Phong (10). Đến thời Võ Vương Nguyễn phúc Khoát (1738 –1765) nhà sư lại một lần nữa nhà chúa ban cho áo cà sa có vòng ngọc móc vàng. Nhưng chẵn bao lâu sau, chính quyền võ vương bị quyền thần Trương Phúc loan thao túng. Có người bảo rằng do trong nước sinh loạn, nhà sư bỏ đi không biết về đâu. Nhưng cũng có người nói rằng Ông Núi vẫn tu luyện ở chùa linh phong cho đến cuối đời rồi viên tịch tại bảo tháp, truyền rằng đó chính là mộ phần của ông.
Người phá thạch khai sơn, dự chùa đã khuất nhưng danh tiếng của chùa Linh phong mỗi ngày được lan xa. Có truyền thuyết kể rằng vào năm Minh Mạng thứ bảy (1826) vị Hoàng Đế thứ hai của Triều Nguyễn bị lầm trọng bệnh, Thái y viện đã chịu bó tay. Bỗng một đêm nhà vua nằm mơ thấy một nhà sư mình mặc vỏ cây, một tay cầm quạt mo, một tay bưng chén thuốc đi đến vua nằm. Dâng thuốc cho vua uống xong, nhà sư biến mất. Tỉnh dậy thấy bệnh tình thuyên giảm rồi khỏi hẳn, nhà vua lấy làm lạ đem chuyện giấc mơ của mình kể lại cho các đình thần. Có vị đại thần rành tỏ sự tích. Ông Núi nói rằng hình dạng nhà sư vua thấy trong mơ chính là Đại Lão Thiền sư, người đã từng trụ trì chùa Linh phong. Nghe xong câu chuyện, Minh Mạng liên xuống chiếu cấp
Nén bạc để trùng tu lại chùa(11). Câu chuyện không rõ thực hư thế nào nhưng việc vua minh Mạng cấp tiền cho chùa là có thật. Sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn, trong mục nói về chùa Linh phong có đoạn chép rằng: “ vào năm Minh Mạng thứ 10 (1829) cho lấy bạc kho để tùng tu” (12). Cho dù truyền thuyết kể trên không hẳn là có thật và đượm màu sắc hoang đường, nhưng đoạn ghi chép chính xác trong sử sách nhà Nguyễn cho thấy đến thế kỷ XIX chùa Linh Phong vẫn là một thắng tích quan trọng được triều đình nhà Nguyễn dành cho sự quan tâm đặc biệt.
Cảnh trí thanh tao, không gian tĩnh mịch của chùa linh Phong đã in dấu ấn của biết bao tài tử văn nhân. Trên vách tường chùa hiện còn lưu lại những bài thơ tức cảnh, gửi gắm tâm sự của nhiều thi nhân, trong đó có Đào Tấn. Năm 1885 với biết bao giằng xé trong tâm can, cụ cũng đã đến nơi đây tĩnh trí, tìm lại sự thanh thản của tâm hồn, sống ẩn dật nơi cử thiền gần một năm trời.
Ở sườn núi phía Đông có một hang đá rộng ăn sâu vào rong núi. Dân địa phương truyền rằng trong hang có những phiến đá xếp tự nhiên thành các vật dụng giống như bàn, ghế và các đồ dùng khác. Đây là nơi Ông Núi đã từng sống và tu luyện. Người ta còn kể rằng khi còn sinh thời nhà sư có nuôi hai con cọp mun, tuy hình hài hung dữ nhưng tính tình rất hiền lành, chúng không ăn thịt mà chỉ ăn trái cây. Hang đá giờ đây đã bị những bụi cây gai um tùm lấp mật cửa, không ai dám vào. Chùa Linh phong vốn đã nổi tiếng là linh thiêng, với hang đá bí ẩn này và những truyền tích ly kỳ lại càng thêm huyền bí.
Từ xưa đến nay, người đến vãng cảnh chùa không phải ít nhưng họ đến với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng có lẽ đến với chùa Linh Phong ai cũng sẽ cảm thấy như lòng thanh thản hơn. Thật đúng như một thi sĩ đã gởi gắm nỗi niềm vào hai câu thơ kết cho một bài thơ đề trên vách chùa:
“Những người phiền não, trường danh lợi
đến đó thời lòng cũng giải khuây”
Chùa tọa lạc chốn sơn lâm nhưng đường đi tới lại không khó. Du khách đi đường bộ có thể theo quốc lộ 1A đến ngã ba cầu An Hành thuộc địa phận xã Cát Tân (Phù Cát), rồi rẽ vào tỉnh lộ 635 nhằm thẳng hướng đông đến địa phận thôn Phương Phi, gặp bất cứ ai cũng sẽ được chỉ đường lên chùa. Trước khi tới chùa, cũng trên trục lộ này tại thôn Trường Thạnh có một di tích tây sơn quan trọng mà khách tham quan không nên bỏ qua. Đó là Tân phủ Càn Dương. Còn đi theo đường thủy thì du khách có thể cập bờ ờ Cách Thử rồi leo bộ lên chùa. Cách Thử xưa vốn là hải tấn, một trung tâm thương mại, tàu bè qua lại buôn bán tấp nập Chùa Linh Phong là một di tích, một danh lam hấp dẫn mọi khách thập phương
. Theo Bình Định Di tích danh thắng
|