Chủ Nhật, ngày 30/3/2025 Cập nhật tin tức Festival 2008
Search
English version Vietnamese version
Tin tức hoạt động
Sự nghiệp nhà Tây Sơn
Quang Trung - Nguyễn Huệ
Di tích-Danh thắng-Đặc sản
Các dự án đầu tư
Khách sạn, nhà nghỉ
Video, nhạc, ảnh
Cuộc thi Hoa hậu Những miền Đất võ
 
Cá niên An Lão
22:22', 7/4/ 2008 (GMT+7)

An Lão quê tôi là một huyện miền núi vốn có nhiều con suối lớn. Bạn đã từng tham quan, dã ngoại đến với những con suối đã trở nên quen thuộc như Hầm Hô - Tây Sơn hoặc Suối I, Suối II - Vân Canh, Suối Tiên - Ghềnh Ráng... thì phong cảnh những con suối quê tôi không những đẹp chẳng kém mà còn thi vị hơn nhiều bởi nó mang đậm nét hoang dã. Ở đây, nếu tinh mắt bạn có thể phát hiện đâu đấy một vài chú chồn, sóc lấp ló ở lùm cây, bạn hãy nhìn quanh xem hai bên bờ suối rải rác vẫn còn in dấu chân của nhiều con thú lớn...Ngoài vẻ đẹp hoang sơ, những con suối quê tôi còn rất dũng mãnh với những con thác gập ghềnh tung mình trắng xoá mà từ xa tuy chưa nhìn thấy đã nghe vọng lại âm vang tiếng nước đổ và cũng chính nơi này cũng là nơi sinh sống vẫy vùng của loài cá niên phóng khoáng.

 

Món cá niên

 

Cá niên chỉ sống ở sông suối miền núi, có nhiều thác. Nó là loài cá của núi rừng, mình trắng đẹp, không lớn lắm, to thì nhỉnh hơn 2 ngón tay nhưng rất khoẻ, suốt ngày cứ lao mình vun vút lội ngược dòng suối như muốn thử sức cung với tốc độ của dòng chảy. Khúc sông, suối nào lắm thác thì nơi ấy cá càng nhiều. Cuộc sống cá niên hóa ra vừa dũng mãnh mà cũng rất thanh tao: chỉ vẫy vùng nơi nước chảy xiết thanh veo, tinh khiết, thức ăn duy nhất là rêu đá dưới chân thác.

Những ngày đẹp trời, các cô cậu bé người dân tộc Hrê thường hay rủ nhau lội suối bắt cá. Công việc này xem ra cũng rất thích thú và có phân công phối hợp với nhau: những cậu bé thì vùng vẫy dưới dòng nước mát lạnh, hò reo dồn đuổi cá vào lưới và tóm những chú cá xấu số quăng vào bờ. Trên này các cô bé có nhiệm vụ tìm củi nhóm lửa, gom cá và dùng que nan đã chuẩn bị sẵn (thường là những nhánh cây nhỏ) một đầu xiên qua miệng cá tới khoảng giữa thân mình, đầu kia dùng cầm nướng sơ xung quanh cá, việc dùng lửa nướng này tuy trái ngược hoàn toàn với phương pháp ướp lạnh nhưng lại cùng có tác dụng là giữ được trong thời gian lâu mà không mất mùi vị của cá. "Chiến lợi phẩm" được mang về hoặc được chị, mẹ cất vào gùi để sáng sớm mang xuống chợ đổi bán. Quê tôi nhóm chợ cũng khác các nơi, trời chưa sáng, mới tờ mờ sương chợ đã họp và chỉ khoảng 7 - 8 giờ sáng thì chợ đã tan. Vì vậy, nếu là khách, bạn đừng ngạc nhiên sáng chưa thức dậy thì người nhà đã đi xong buổi chợ ! Cá được mua về, không cần qua chế biến gì, chỉ cần đem nướng lại một loáng, khi bốc mùi thơm lừng là xong. Nếu bữa ăn được dọn lên có món cá nướng mà miệng cá lại ngậm que nan thì đích thị bạn được đãi món đặc sản cá niên rồi đấy.

Cá niên nướng là món ăn dân dã, ở quê tôi ai cũng thích. Hương vị cá thơm ngon đậm đà, thoang thoảng mùi thảo mộc thật là khó tả. Nếu là khách, bạn được dành hẳn một phần ruột cá niên, đây là bộ phận quý nhất mà kẻ sành ăn nào cũng thích. Nhưng nếu chưa nếm qua một lần bạn đừng vội mừng: hầu hết ai cũng đều la oai oái, vội vàng nhả ra ngay vì nó sao...đắng quá. Nhưng nếu dùng qua vài lần đảm bảo bạn sẽ thòm thèm ngay (cũng tương tự cảm giác lần đầu dùng trái sầu riêng vậy).

Còn nhiều điều tôi chưa vội kể cho bạn, chẳng hạn như về truyền thuyết của loài cá rừng núi này cũng rất lãng mạn. Nếu có dịp đến An Lão quê tôi, bạn nhớ tìm thưởng thức món cá niên một lần cho biết.

  • XP (st)
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cháo hàu   (03/04/2008)
Cháo hàu   (03/04/2008)
Đền thờ Đào Duy Từ   (03/04/2008)
Gié bò Tây Sơn   (26/03/2008)
Thành cổ Đồ Bàn   (26/03/2008)
Gành Ráng – Tiên Sa   (20/03/2008)
Mắm cá thu   (21/03/2008)
Cá bống Lại Giang   (14/03/2008)
Chùa Long Khánh   (14/03/2008)
Bánh canh chả cá   (11/03/2008)
Chùa Hang   (11/03/2008)
Bún Song thằn   (07/03/2008)
Suối khoáng Hội Vân   (05/03/2008)
Bánh tráng nước dừa   (04/03/2008)
Nem chợ Huyện, Chim mía Phú Phong, Rượu Bầu Đá   (27/02/2008)