Thứ bảy, ngày 10/5/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Quế "đắng" !
8:42', 26/5/ 2005 (GMT+7)

. Ghi chép của Phạm Tiến Sỹ

Cách đây vài chục năm, người dân An Lão (Bình Định) đã đưa cây quế vào trồng và kỳ vọng loại cây này sẽ giúp họ cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, lúc đến kỳ thu hoạch, lớp vỏ của cây quế trồng ở đây rất mỏng, lượng tinh dầu ít nên chẳng mấy người mua. Quá thất vọng về cây quế, nhiều người đã phá bỏ để làm cọc hàng rào, làm củi…

* Quế rẻ như bèo !

Ông Đinh Văn Nhanh, cán bộ lâm nghiệp xã An Trung đang lột vỏ cây quế để làm bằng chứng cho lời nói của mình.

Ông Trần Văn Chỉnh, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ huyện An Lão, có 1ha quế đã qua tuổi trưởng thành cho biết: "Bà con chúng tôi đang sống dở, chết dở vì cây quế. Năm ngoái có một số thương lái đến mua, tôi bán được mấy cây nhưng giá chỉ… 10.000 đồng/cây, sau đó chẳng ma nào tìm đến hỏi mua quế nữa. Chờ mãi chẳng ai mua, nên tôi đã chặt làm chuồng bò, cọc hàng rào và làm củi".

Cách đây hơn 10 năm, ông Chỉnh là một trong những người đầu tiên hưởng ứng phong trào trồng quế ở huyện An Lão. 3.000 gốc quế ở vườn đồi của ông đã cao trên 4 m, đường kính khoảng trên 20 cm. Thời gian đầu, có một số thương lái ở Quảng Nam, Đà Nẵng nghe An Lão có quế đã tìm đến thăm dò, nhưng không biết vì lý do gì, họ đã… một đi không trở lại. Ông Chỉnh thở dài: "Ban đầu cũng không biết vì sao họ không quay lại. Sau mới hay là vì quế của mình vỏ mỏng, hàm lượng tinh dầu kém. Công sức của mình bỏ ra cả chục năm trời ròng rã, kỳ vọng nhiều, nên cứ chặt quế là đau buốt ruột! Chi phí có ít đâu, cho đến khi cây được 3 tuổi, mỗi cây một năm phải "bón" vào đó bình quân cũng 20.000 đồng tiền phân bón, nước tưới, chăm sóc... Cứ nhân lên thì biết mức thiệt hại ngay". Ông Đinh Văn Nhanh, cán bộ lâm nghiệp xã An Trung cũng có một vườn quế cho biết: "Khoảng năm 1990, phong trào trồng quế làm dược liệu ở đây phát triển mạnh. Hầu như nhà nào cũng trồng quế, hộ ít thì vài trăm cây, nhiều thì mấy ngàn cây. Riêng gia đình tôi trồng tới 4.000 cây. Quế kém quá không ai mua, dân chặt bỏ riết róng, ngay như tôi đến nay cũng chỉ còn 1.000 cây". Nói rồi ông Nhanh chọn cây quế lớn nhất, dùng rựa lột cho chúng tôi một miếng vỏ quế để nếm thử cho biết. Quế có mùi thơm, nhưng không có vị cay mà lại là vị… chát. Nhiều hộ ở xã An Trung, An Hưng, An Dũng… đã phá bỏ cây quế.

Quế không bán được đành phải chặt bỏ. Nhưng chặt xong cũng không yên. Loại cây trồng này rất nghiệt ngã. Lá quế rụng xuống chỗ nào thì chỗ đất ấy khỏi trồng cây gì khác ngoài cỏ dại. Theo một số người thì đất đã trồng quế rất nóng, lại chua nên muốn phục hồi đất để trồng cây khác sau khi phá bỏ quế phải mất một vài năm đầu tư, cải tạo đất. Anh Đinh Văn Chót, ở thôn 9 xã An Trung chỉ tay về đống cây quế sau nhà, cười mà miệng méo xệch: "Không ai hỏi mua quế, tôi chặt bỏ để trồng keo lai, nhưng được vài tháng thì keo lai chết. Cái giống quế này ghê gớm thật, chặt nó đi rồi mà vẫn gây họa được cho mình đấy". Được biết huyện An Lão hiện có khoảng trên 200 ha quế trồng phân tán, hiện nông dân tiếp tục phá bỏ vì bí đầu ra.

* Ai đem cây quế lên đây?

Chúng tôi đã thử đi thăm dò khắp các cơ quan trong huyện An Lão nguồn gốc, đơn vị cung ứng và lý lịch của cây quế An Lão nhưng đáng tiếc không một ai có thể đưa ra câu trả lời rõ ràng. Hầu hết đều chung chung đại loại - Hình như là bên khuyến nông, hình như là thương lái đem về bán... Có người cho rằng, giống là của Lâm trường An Lão cấp cho họ trồng để làm dược liệu. Có người lại nói giống của Lâm trường An Sơn, và của Ban Định canh - định cư huyện cung cấp, không biết các đơn vị trên mua giống ở đâu. Ông Nguyễn Lợi, Phó trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng nông thôn huyện An Lão, cho biết: "Việc cung cấp giống quế cho dân diễn ra đã quá lâu, không nhớ rõ năm nào, do đơn vị nào cung cấp, chúng tôi cũng rất ít biết thông tin về cây quế. Việc xác định giống quế thật hay dỏm thì vượt ngoài khả năng của huyện...". Còn theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão, giống quế là của Lâm trường An Lão và Ban ĐC-ĐC huyện cung cấp cho dân trồng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và để làm dược liệu. Thế nhưng, một cán bộ của Ban ĐC-ĐC nay đã chuyển công tác, cho biết, giống quế là của ngành Nông nghiệp, Ban ĐC - ĐC chỉ có nhiệm vụ cấp phát cho dân trồng. Đến lý lịch cây quế thì còn mơ hồ hơn vì không ai biết đích xác giống quế này tên là gì, giống ở đâu, đã được di thực bằng phương pháp nào, trong thời gian bao lâu...

Một người ở dân xã An Trung chặt  quế làm hàng rào.

Rủi cho dân An Lão là phần lớn diện tích quế ở An Lão đều sinh trưởng và phát triển cực kỳ tốt. Gần như cứ trồng đến đâu là chúng lên xanh đến đó. Cây phát triển tốt quá nên không ai chú ý đến việc đo hàm lượng tinh dầu, tốc độ phát triển bề dày của vỏ. Cây có độ tuổi từ 15-20 năm, cao trên 4m, đường kính trên 20 cm, theo yêu cầu kỹ thuật thì tốc độ sinh trưởng như vậy là tốt. Nhưng cái vỏ quế - phần quan trọng nhất thì lại rất mỏng, hàm lượng tinh dầu cực thấp. Chỉ bằng cảm quan, kinh nghiệm không thôi, thương lái đã không mua chứ chưa cần đến máy móc xét nghiệm.

Việc cây quế được trồng hàng loạt trên diện rộng, nhưng không ai kiểm soát chu đáo đã để lại hậu quả xấu, và không ai ngoài nông dân là người gánh chịu hậu quả đó. Đây là bài học kinh nghiệm đắt giá của ngành Nông nghiệp và nông dân trong công tác lựa chọn giống cây - con đưa vào sản xuất, chăn nuôi. Hiện nay dân An Lão lại đang phát sốt lên với cây dó. Nhiều người đang mơ mộng rằng sau từng này năm sẽ thu được từng này tiền nhờ bán... trầm hương. Trong khi đó cơ chế tạo trầm của cây dó ra sao, ai sẽ tác động để dó tạo trầm... và quan trọng hơn cả là cây dó trồng trong vườn nhà ở An Lão có thể tạo trầm được không thì chưa dám khẳng định! Từ một vài lời đồn thổi, hàng trăm hộ dân ở An Lão đã đổ tiền đầu tư vào cây dó. Vài năm nữa ở An Lão liệu có xảy ra chuyện "cây dó lên giời" như cây quế đắng ngắt không, không ai dám đưa ra câu trả lời đích xác. Mong các ngành chức năng ở An Lão cân nhắc chuyện này.  

. P.T.S

 

Bà Võ Xuân Hiền, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT:

Giống quế trồng ở An Lão không đảm bảo chất lượng

* Xin bà cho biết về những yếu tố làm ảnh hưởng đến lượng tinh dầu của cây quế?

- Có 2 yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu quế, đó là chất lượng cây giống và điều kiện khí hậu, đất đai. Ở các tỉnh Yên Bái, Quảng Nam… cây quế phát triển nhanh, tinh dầu trong vỏ quế cao là nhờ họ có giống tốt; khí hậu, đất đai cũng khác với An Lão. Ví dụ như ở Yên Bái, quế được trồng trên chân đất đỏ bazan tầng sâu, mưa bốn mùa, lượng mưa phân bố đều trong năm, tạo điều kiện cho cây quế phát triển thân cây, vỏ và tinh dầu. Còn ở An Lão, giống quế chủ yếu là di thực từ nơi khác về trồng trên đất đồi bạc màu, biên độ nhiệt giữa mùa mưa và mùa nắng chênh lệch khá lớn, đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu của cây quế.

* Giống quế mà người dân An Lão đang trồng có đảm bảo chất lượng, thưa bà ?

- Theo tôi biết, cây quế ở An Lão được trồng cách đây khoảng 20-25 năm, do Công ty lâm nghiệp An Lão cung cấp giống. Sau đó Lâm trường An Sơn tiếp tục trồng quế và cung cấp một số giống quế cho người dân trồng. Giống quế của Công ty lâm nghiệp An Lão không rõ mua từ đâu. Còn Lâm trường An Sơn mua giống từ các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi và Yên Bái về cung cấp cho nông dân trồng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc và làm dược liệu. Ngày đó, hầu như việc mua giống quế khá xô bồ, chất lượng giống chưa được ngành chức năng xác định…. Nếu cây quế ở An Lão có vỏ mỏng, ít cay, tinh dầu ít thì nguyên nhân chính là do giống không đảm bảo chất lượng.

Mục đích của việc đưa cây quế vào trồng là nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng thu nhập cho nông dân. Nhưng hiệu quả lại chưa được như mong muốn, trước hết ngành Nông nghiệp tỉnh phải có trách nhiệm về vấn đề này. Tuy vậy, phải kiểm tra để đánh giá một cách khoa học mới có thể có kết luận chính xác chất lượng cây quế ở An Lão. Trước mắt, chúng tôi sẽ cử cán bộ đi kiểm tra hiện trạng cây quế ở An Lão, và thu thập thêm thông tin về cây quế để có hướng xử lý.                                

. Phạm Tiến Sỹ (thực hiện)

Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hội nghị phát triển chăn nuôi bò thịt toàn quốc  (26/05/2005)
Hơn 10.000 ha lúa hè thu có nguy cơ mất trắng do hạn hán  (26/05/2005)
Đầu tư gần 200 tỉ đồng xây dựng 2 tuyến đường ở TP. Quy Nhơn  (26/05/2005)
Tổ chức Hội nghị các HTX điển hình tiên tiến  (26/05/2005)
Hơn 30 tỷ đồng cho hợp đồng mua thiết bị thủy lực và thiết bị điện  (25/05/2005)
Lãnh đạo và các nhà doanh nghiệp tỉnh Bình Định thăm và tìm hiểu hợp tác phát triển tại Lào  (25/05/2005)
Đổi mới thiết bị công nghệ - chìa khóa của thành công  (25/05/2005)
Đánh thức nghề cá  (25/05/2005)
Nhiều địa phương thiếu nước sản xuất và sinh hoạt  (25/05/2005)
Mua một cẩu chuyên dụng trị giá 50 tỉ đồng  (25/05/2005)
Hỗ trợ 60 triệu đồng giúp nông dân chống hạn  (25/05/2005)
Xây dựng 3 mô hình sản xuất muối sạch  (25/05/2005)
Tổ chức diễn đàn KHCN vùng duyên hải Nam Trung bộ  (25/05/2005)
Đầu tư 3 tỉ đồng mở rộng tuyến đường Nhà Đá - An Lương  (24/05/2005)
Phát hiện nhiều vụ vận chuyển hàng nhập lậu  (24/05/2005)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn