Xây dựng quy trình kỹ thuật cho mía, mì, điều
11:6', 2/3/ 2006 (GMT+7)

Đề tài "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp đối với cây trồng có sức sản xuất hàng hóa lớn như mía, mì, điều trên vùng đất gò đồi huyện Vân Canh" do thạc sĩ Lại Đình Hòe - Phó giám đốc Viện KHKT nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ làm chủ nhiệm, đã đưa ra những quy trình cụ thể cho các loại cây mía, mì, điều nhằm nâng cao năng suất cây trồng theo chiều sâu.

 

                 Thu hoạch mía ở Vân Canh. Ảnh: Tiến Sỹ

 

Các nhà nghiên cứu đã lựa chọn những dòng mía, mì, điều chất lượng cao đang được trồng rộng rãi trong nước và một số dòng mía, mì đã được trồng ở Vân Canh để trồng thực nghiệm. Đồng thời, tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đánh giá những yếu tố liên quan đến sự phát triển của cây trồng như: mật độ trồng, công thức bón phân hợp lý, liều lượng phân bón, ảnh hưởng của nước tưới đến quá trình phát triển của cây trồng.

Có thể nói, đây là một đề tài có những đánh giá tương đối toàn diện về các yếu tố cấu thành năng suất và những yếu tố tác động xuyên suốt đến sự phát triển của 3 loại cây mía, mì, điều. Ba quy trình kỹ thuật canh tác tương ứng với 3 loại cây trồng là cơ sở mang tính khoa học cao cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm nâng cao năng suất cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Từ nhiều năm nay, cây mía và cây mì là cây trồng chủ lực, cây xóa đói, giảm nghèo của huyện Vân Canh. Hàng năm trên địa bàn huyện đã sản xuất và cung ứng một khối lượng nguyên liệu khá lớn cho công nghiệp chế biến của tỉnh. Riêng cây điều sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Vân Canh khi áp dụng kỹ thuật thâm canh hợp lý. Nhưng trên thực tế, từ nhiều năm nay, người dân vẫn canh tác không theo quy trình cụ thể, chưa chú ý đến các yếu tố kỹ thuật, vì vậy năng suất không cao và chất lượng sản phẩm thu được thấp. Nếu hoàn thiện thêm các biện pháp kỹ thuật canh tác như: mật độ trồng thích hợp; liều lượng và kỹ thuật bón phân hợp lý, đáp ứng đủ nhu cầu nước ở thời điểm nhạy cảm... thì việc nâng cao năng suất tăng gấp 1,5 đến 2 lần so với năng suất trung bình hiện nay là có thể thực hiện được. Không chỉ góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến của tỉnh mà thu nhập của người dân cũng tăng hơn.

Thạc sĩ Lại Đình Hòe cho biết: "Đề tài được thực hiện trong 2 năm, mặc dù bước đầu đã đưa ra được những quy trình kỹ thuật cụ thể và những mô hình thực nghiệm cũng đang cho kết quả tốt. Tuy nhiên, đây chỉ mới là những đánh giá bước đầu, để có thể ứng dụng rộng rãi và đạt được kết quả như mong muốn cần phải có sự quan tâm, nỗ lực của địa phương. Cụ thể là cần có cán bộ theo dõi những mô hình thực nghiệm mà đề tài đang thực hiện để có những điều chỉnh kịp thời và cần phổ biến cho người dân thói quen canh tác mới, chú ý nhiều hơn đến những yêu cầu kỹ thuật...".

Hiện nay, trong khi đất canh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng cây trồng theo chiều sâu và xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cụ thể là một việc làm cần thiết. Không chỉ ứng dụng ở Vân Canh, quy trình kỹ thuật của 3 loại cây mía, mì, điều còn có thể được ứng dụng cho những vùng có điều kiện sinh thái tương tự trên địa bàn tỉnh nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng bền vững.

  • Mai Hồng
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thành lập Công ty TNHH Tập đoàn Cổ phần Việt Dương  (02/03/2006)
Đến hết tháng 2, kim ngạch xuất khẩu đã đạt trên 54 triệu USD  (02/03/2006)
Promag trình dự án Gruener Park Quy Nhon lên Bộ KH-ĐT  (02/03/2006)
Xã Nhơn Hội: Khởi động dự án quy hoạch khu tái định cư Nhơn Phước  (02/03/2006)
Khôi phục chăn nuôi gia cầm: Con giống cung không kịp cầu  (02/03/2006)
Sẽ nâng cao sức cạnh tranh của ngành mía đường  (02/03/2006)
76,69% số nợ của người nuôi tôm là nợ xấu  (01/03/2006)
Khách tham quan ở khu thắng cảnh Ghềnh Ráng sẽ được bảo hiểm  (01/03/2006)
Cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho 3 doanh nghiệp  (01/03/2006)
Cấm xe lam, rồi sao nữa ?  (01/03/2006)
Giá thịt, trứng gia cầm tiếp tục giảm   (01/03/2006)
An Lão: Trồng mới 38 ha cau  (01/03/2006)
Hợp tác với các tỉnh Nam Lào: Để các chương trình, dự án thành hiện thực  (01/03/2006)
0,5 tỉ đồng + 6 năm cổ phần hóa = 10 tỉ  (02/03/2006)
Hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến chả cá Quy Nhơn  (28/02/2006)