Hoài Nhơn: Vực dậy các làng nghề truyền thống
20:55', 25/10/ 2012 (GMT+7)

Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự hỗ trợ của ngành chức năng, hiện các làng nghề truyền thống ở huyện Hoài Nhơn như: dệt chiếu cói, làm chỉ xơ dừa, bánh tráng nước dừa, bún số 8… đã được vực dậy và phát triển khá tốt.

 

Nghề dệt chiếu cói phát triển mạnh ở xã Hoài Châu Bắc.

- Trong ảnh: Một cơ sở dệt chiếu ở Hoài Châu Bắc.

 

Trước đây, các làng nghề truyền thống gặp nhiều khó khăn do thị trường đầu ra không ổn định; bao bì, mẫu mã sản phẩm không đẹp; máy móc, thiết bị để nâng cao năng suất chưa có; chất lượng sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn… Đứng trước nguy cơ mất nghề truyền thống, huyện Hoài Nhơn đã phối hợp với các ngành chức năng triển khai nhiều biện pháp nhằm khôi phục, phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện. Trong các làng nghề truyền thống ở huyện Hoài Nhơn, hiện có 4 làng phục hồi và phát triển trở lại, gồm: dệt chiếu cói tại xã Hoài Châu Bắc; se chỉ xơ dừa; tráng bánh tráng nước dừa, làm bún số 8 ở xã Tam Quan Nam; sản xuất bột mì ở xã Hoài Hảo với tổng số hơn 500 cơ sở sản xuất, thu hút trên 2.000 lao động.

Một trong những nghề truyền thống đang phát triển mạnh là nghề dệt chiếu cói tại xã Hoài Châu Bắc. Trước đây, các cơ sở sản xuất chiếu cói chỉ sản xuất thủ công, năng suất không cao, thị trường tiêu thụ không ổn định. Năm 2008, chính quyền địa phương đã tiếp sức cho làng nghề bằng cách hỗ trợ vốn để mua máy móc, thiết bị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, tìm kiếm một số doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm… Các chủ cơ sở, các hộ làm nghề dệt chiếu nơi đây cũng đi học hỏi thêm kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất từ nơi khác, kết hợp cải tiến mẫu mã sản phẩm, làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới như các loại giỏ xách, thảm... được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Hiện ở Hoài Châu Bắc có hơn 300 cơ sở và hộ gia đình làm nghề dệt chiếu cói, thu nhập gần 3 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh nghề dệt chiếu, nghề se chỉ xơ dừa cũng được ngành chức năng của tỉnh và chính quyền địa phương hỗ trợ đầu tư. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất ngành nghề se chỉ xơ dừa thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2011 cho 60 hộ nghèo đang làm nghề với tổng kinh phí 200 triệu đồng tại xã Tam Quan Nam được triển khai có hiệu quả, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.

Sau nhiều năm khó khăn, hiện nay một số làng nghề truyền thống ở Hoài Nhơn đã được phục hồi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các chủ cơ sở, hộ gia đình trong làng nghề đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị theo phương châm kết hợp công nghệ tiên tiến với công nghệ thủ công truyền thống nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương còn khuyến khích các làng nghề thành lập các hiệp hội nhằm hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cạnh tranh lành mạnh, hợp tác tìm kiếm thị trường. Ngoài ra, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã tạo mọi điều kiện quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu trong các dịp Hội chợ thương mại để người tiêu dùng biết đến sản phẩm làng nghề nhiều hơn.

Ông Nguyễn Chí Công, Trưởng Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, cho biết: “Sau rất nhiều khó khăn, một số làng nghề truyền thống tại địa phương đã được vực dậy và phát triển theo đúng tiềm năng. Nhờ đó, 9 tháng đầu năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của huyện Hoài Nhơn đạt gần 329 tỉ đồng, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái; giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động với thu nhập bình quân gần 3 triệu đồng/người/tháng. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp về sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm… để giúp các làng nghề truyền thống phát triển bền vững hơn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

  • PHÚC LỘC
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chưa được kiểm soát, quản lý chặt chẽ  (25/10/2012)
HTXNN Thuận Nghĩa tiếp nhận quản lý làng rau sạch  (25/10/2012)
Ðảm bảo đủ nguồn lúa giống chất lượng  (24/10/2012)
Vân Canh: Sơ kết chương trình trồng rừng dự án WB3  (24/10/2012)
Tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,49% so với tháng 9  (24/10/2012)
Cần tính toán hợp lý khi nuôi đại trà  (24/10/2012)
16 hồ chứa nước xuống cấp cần sớm được sửa chữa  (23/10/2012)
Phê duyệt 3 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng, sửa chữa các tuyến đường trong tỉnh  (23/10/2012)
Thu hồi chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch Ghềnh Ráng (giai đoạn 2)  (23/10/2012)
Dân tự làm, tự quản  (23/10/2012)
Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế rừng, sẽ giảm phá rừng  (23/10/2012)
Tìm cơ hội trong khó khăn  (23/10/2012)
Giám sát kế hoạch phát triển kinh tế tập thể  (23/10/2012)
Nhiều bất cập trong quản lý, khai thác  (22/10/2012)
Tập trung củng cố, phát triển kinh tế tập thể  (22/10/2012)