Ðại biểu Bình Ðịnh trên diễn đàn Quốc hội:
Cần bố trí vốn đầu tư tập trung, có trọng điểm
18:39', 2/11/ 2012 (GMT+7)

Tại phiên thảo luận ở hội trường của kỳ họp thứ 4 Quốc hội (QH) khóa 13 về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2012; dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương (NSTƯ) năm 2013, ÐBQH đơn vị tỉnh Bình Ðịnh Nguyễn Hữu Ðức đã có ý kiến xung quanh các nội dung nói trên. Dưới đây là ý kiến phát biểu của đại biểu Nguyễn Hữu Ðức.

Trước hết, chúng tôi nhận thấy trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, phương án dự toán NSNN năm 2013 và kế hoạch năm 2013 - 2015 đã bước đầu thể hiện tái đầu tư công. Đây là bước triển khai một cách thực chất, góp phần vào đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.

 
ĐBQH Nguyễn Hữu Đức phát biểu tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 13.

Thứ hai, về dự toán thu ngân sách, xuất phát từ đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh cuối năm 2012 để xây dựng phương án thu nội địa sát thực tế, tốc độ tăng thu không nên cao quá, tinh thần là nuôi dưỡng nguồn thu kết hợp chặt chẽ với các biện pháp chống thất thu, gian lận, thu hồi nợ đọng thuế. Theo đó, dự toán thu nội địa tăng 14,4% so với thực hiện năm 2012 là phù hợp. Đối với một số địa bàn tỉnh, thành phố có nguồn thu lớn và đặc thù gắn với nguồn thu cụ thể mà năm 2012 bị giảm, năm 2013 còn dư địa, đề nghị cần rà soát kỹ. Đó là nguồn thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, về phương án thực hiện cải cách tiền lương, chúng tôi chia sẻ những khó khăn như các Báo cáo của Chính phủ đã nêu là căn cứ vào thực tế hành thu. Trên cơ sở những kết quả thu ngân sách năm 2012 được đánh giá lại vào quý I.2013 thì Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ và QH xem xét, quyết định. Bộ trưởng Bộ Tài chính thông báo sẽ bố trí nguồn trợ cấp cho một số đối tượng khó khăn, như vậy là rất quý.

Thứ tư, về phân bổ dự toán NSTƯ năm 2013, khi nguồn vốn đầu tư tập trung thì ngân sách bị giảm nhiều. Các khoản thu cân đối ngân sách địa phương thu về sử dụng đất, và nguồn bổ sung có mục tiêu từ NSTƯ rất hạn chế, thì vấn đề đặt ra là phần thu hẹp, những bất hợp lý trong bố trí một số nguồn vốn như sau:

- Vốn hỗ trợ đầu tư công trình, dự án cấp bách của địa phương: Chỉ tính riêng khu vực Bắc Trung bộ và miền Trung có 14 tỉnh thì 5 tỉnh chưa được bố trí nguồn này. Kinh phí bố trí rải rác, từ 10-15 tỉ, như vậy thì không biết có đủ để xử lý cho một phần cấp bách không, trong khi mùa mưa bão đã đến, đê, kè, hồ, đập thủy lợi rất cần duy tu, nâng cấp.

- Có ý kiến cho rằng vốn cấp bách và bố trí kế hoạch trung hạn thì còn ý nghĩa không hay nên tổng hợp chung vào quy hoạch đầu tư tập trung hàng năm để bảo đảm tính công khai và minh bạch.

- Ở khoản đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cũng vậy. Rất cần thiết. Song với tổng nguồn chưa đến 600 tỉ đồng và vốn mồi rải đều 52 tỉnh thì làm sao tránh khỏi dàn trải. Nên chăng mỗi năm tập trung một vài địa phương, đầu tư đúng nghĩa thì sẽ thiết thực hơn.

Chương trình xây dựng nông thôn mới điều chỉnh dạng hỗ trợ từ nguồn Trung ương, song lại là gánh nặng đối với các địa phương còn khó khăn vì rất khó huy động nguồn đóng góp tự nguyện của nhân dân trong điều kiện khó khăn hiện nay. Từ đó đề nghị Bộ chủ trì cùng Ủy ban Tài chính- Ngân sách và các cơ quan có liên quan rà soát lại các khoản chi có danh mục cụ thể trước khi trình QH xem xét, thông qua các nghị quyết về ngân sách.

Ý kiến chung của cử tri là trước mắt tập trung đầu tư các dự án giao thông trọng điểm như quốc lộ 1, quốc lộ 19, quốc lộ 14.

Thứ năm là một số vấn đề quan tâm:

Một, xử lý nợ đọng đầu tư xây dựng, QH có nhiều Nghị quyết, Chính phủ có nhiều chỉ đạo, gần như việc xử lý nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản chưa có chuyển biến đáng kể, đành rằng nguồn lực có hạn, đề nghị nghiêm túc chấp hành đồng thời làm rõ trách nhiệm cá nhân khi để xảy ra nợ đọng.

Hai, có kế hoạch tích cực đẩy nhanh thu hồi vốn ứng trước kế hoạch năm 2013 và các năm trước, cho đến nay tổng vốn ứng trước của NSTƯ và vốn trái phiếu Chính phủ đã lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng để tránh hậu quả thất thoát vốn, thiếu công khai, minh bạch.

Cuối cùng, cùng với tiết giảm tối đa chi phí sản xuất doanh nghiệp và tiết kiệm trong tiêu dùng dân cư, cần tăng cường kiểm soát chi chặt chẽ, đúng thẩm quyền, đúng pháp luật, tăng trách nhiệm cá nhân trong phân cấp quản lý đầu tư do trung ương, địa phương rà soát, cải tiến thủ tục đầu tư gọn nhẹ, hiệu quả.

  • SỸ NGUYÊN (ghi)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ KT-XH trọng tâm  (02/11/2012)
Khoảng 80% nhà máy thủy sản có nguy cơ đóng cửa  (02/11/2012)
Ngư dân được mùa ruốc  (01/11/2012)
Rau muống biển chống cát bay tại KKT Nhơn Hội  (01/11/2012)
Tỉnh Bình Định đề nghị điều chỉnh tuyến quốc lộ 1A  (01/11/2012)
Hướng tới phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm  (01/11/2012)
Xã Cát Tường: Phát triển làng nghề truyền thống làm nón ngựa  (01/11/2012)
Nỗ lực tìm hướng phát triển  (31/10/2012)
Phát hiện gần 2,3 tấn thịt động vật hôi thối  (31/10/2012)
Hội thảo Báo cáo kết thúc Dự án CAPAS  (31/10/2012)
Năng suất lúa bình quân tăng thêm 15,3 tạ/ha  (31/10/2012)
Phấn đấu năng suất đạt bình quân từ 65-67 tạ/ha  (31/10/2012)
Doanh nghiệp chưa “mặn mà” với thương mại điện tử  (31/10/2012)
Sẽ đi theo lộ trình cụ thể, đồng bộ  (31/10/2012)
Nokia khai trương trung tâm bán lẻ thế hệ mới tại Bình Định  (31/10/2012)