Mới qua 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu đã vượt xa so với kim ngạch xuất khẩu cả năm 2010 (93,9 tỷ USD so với 72,2 tỷ USD) và gần bằng mức kỷ lục năm 2011 (93,9 tỷ USD so với 96,9 tỷ USD). Nếu 2 tháng tới mỗi tháng đạt được bằng mức của tháng 10 (hơn 10 tỷ USD), thì cả năm có thể vượt qua mốc 114,4 tỷ USD.
Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất siêu tháng 10 đạt 156,4 triệu USD, tính chung 10 tháng đạt 64,1 triệu USD (theo dự báo cũ của Tổng cục Thống kê tương ứng tháng 10 nhập siêu 500 triệu USD và 10 tháng nhập siêu 357 triệu USD). Như vậy, diễn biến thực tế đã tốt hơn dự báo.
Quy mô xuất khẩu tháng 10 đã vượt qua mốc 10 tỷ USD và đây là 1 trong 3 tháng xuất khẩu đã vượt qua quy mô này.
Điểm sáng của nền kinh tế
Mới qua 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu đã vượt xa so với kim ngạch xuất khẩu cả năm 2010 (93,9 tỷ USD so với 72,2 tỷ USD) và đã gần bằng mức kỷ lục trong cả năm 2011 (93,9 tỷ USD so với 96,9 tỷ USD). Nếu 2 tháng tới mỗi tháng đạt được bằng mức của tháng 10 (hơn 10 tỷ USD), thì cả năm có thể vượt qua mốc 114,4 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay, vượt xa so với chỉ tiêu kế hoạch (109,5 tỷ USD).
Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng tới 18,9%, cao hơn tốc độ tăng theo kế hoạch năm (13%); cao hơn tốc độ tăng của hầu hết chỉ tiêu của các ngành, lĩnh vực khác. Điều đó chứng tỏ, xuất khẩu là điểm sáng nhất, là kết quả nội bật nhất trong năm nay.
Trong 40 mặt hàng chủ yếu, có 8 mặt hàng bị giảm (trong đó giảm mạnh là đá quý, kim loại quý và sản phẩm; than đá; quặng và khoáng sản khác; cao su; gạo; sắt thép các loại; kim loại thường khác và sản phẩm; xăng dầu các loại,...); 32 mặt hàng tăng, trong đó có loại tăng khá cao (như điện thoại các loại và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; chất dẻo nguyên liệu; thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh; dây điện và dây cáp điện; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác; cà phê; phân bón các loại,...).
Tăng trưởng xuất khẩu nếu năm trước đạt được chủ yếu do giá tăng, chỉ có một phần do lượng xuất khẩu tăng, thì năm nay đạt được hầu hết do lượng tăng, phần do giá xuất khẩu tăng chiếm tỷ trọng không đáng kể, thậm chí giá nhiều loại còn bị giảm (như giá hạt điều, cà phêm sắn và sản phẩm từ sắn, gạo, than đá, phân bón các loại, cao su, xơ sợi dệt các loại.
Mới qua 10 tháng đã có 40 mặt hàng trên đạt trên 100 triệu USD, trong đó có 27 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD, đặc biệt có 21 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD, đứng đầu là dệt may (gần 12,5 tỷ USD), điện thoại các loại và linh kiện (gần 10,1 tỷ USD); dầu thô (gần 7 tỷ USD), máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (trên 6,1 tỷ USD); giày dép các loại (trên 5,8 tỷ doal), thuỷ sản (gần 5,1 tỷ USD), máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (trên 4,6 tỷ USD),...
Trong 70 thị trường xuất khẩu chủ yếu trong tháng 10, có 55 thị trường đạt trên 100 triệu USD, trong đó có 31 thị trường đạt trên 500 triệu USD, đặc biệt có 22 thị trường đạt từ 1 tỷ USD trở lên.
Chỉ 22 thị trường này đã đạt 79,36 tỷ USD, chiếm 84,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Điều đó chứng tỏ cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu,... vẫn cần phải quan tâm đến các thị trường trọng điểm.
So với tổng kim ngạch nhập khẩu của các nước thì xuất khẩu của Việt Nam vào các nước này còn rất nhỏ, ngay cả với các nước là đối tác thương mại lớn nhất, như với Mỹ chưa được 1%, Nhật 1,4%, CHND Trung Hoa 0,7%, Hàn Quốc 0,9%, Malaysia 2%, Đức 0,24%, Hồng Kông 0,6%,...
Tuy nhiên, đối với 1 mặt hàng vào 1 thị trường thì cần cân nhắc để tránh “bỏ trứng vào 1 giỏ” dễ bị rào cản kỹ thuật như bán phá giá, xuất xứ,...
Khả năng nhập siêu thấp nhất trong 10 năm
Trong 70 thị trường lớn, Việt Nam có vị thế xuất siêu với 52 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 19 với mức xuất siêu từ 500 triệu USD, đặc biệt có 9 với mức xuất siêu trên 1 tỷ USD, cao nhất là Mỹ 12,25 tỷ USD, Hồng Kông 2,13 tỷ USD, Anh 1,95 tỷ USD, Campuchia 1,91 tỷ USD, Đức 1,42 tỷ USD, Hà Lan 1,39 tỷ USD, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất 1,39 tỷ USD, Tây Ban Nha 1,25 tỷ USD, Nhật Bản 1,20 tỷ USD.
Xuất siêu thể hiện việc chuyển vị thế, góp phần cải thiện cán cân thương mại, cán cân vãng lai, cán cân thanh toán tổng hợp, ổn định kinh tễ vĩ mô, ổn định tỷ giá,... Khả năng cả năm nếu có nhập siêu thì cũng thấp rất xa so với các năm trước, có thể sẽ thấp nhất trong 10 năm trước đó, thấp xa so với kế hoạch và dự đoán của các cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, xuất siêu không hoàn toàn do hiệu quả, sức cạnh tranh tăng, mà có một phần quan trọng do nhập khẩu tăng thấp xa so với xuất khẩu (6,7% so với 18,9%), đặc biệt nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước bị giảm sâu (giảm 7,6%). Nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng bị co lại.
. Theo Chinhphu.vn |