Ðăng ký bảo hộ cho sản phẩm địa phương:
Chuyển biến bước đầu
18:41', 5/12/ 2012 (GMT+7)

Tính đến nay, Bình Ðịnh đã có 3 sản phẩm địa phương được chứng nhận nhãn hiệu tập thể là rượu Bàu Ðá, nước mắm Nhơn Lý và mai vàng Nhơn An. Ngoài ra, một số sản phẩm khác cũng đang được xúc tiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Ðây là tín hiệu tích cực…

Thương hiệu của một sản phẩm, nhất là những sản phẩm mang đậm dấu ấn của địa phương, là một tài sản vô giá về tinh thần. Được bảo hộ về SHTT sẽ giúp các sản phẩm địa phương nâng tầm giá trị kinh tế. Vì vậy, nhiều địa phương trong cả nước tích cực xây dựng thương hiệu cho sản phẩm địa phương dưới các hình thức xây dựng và phát triển thương hiệu như: nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý...

 

Chiếu cói cũng là một sản phẩm đặc trưng của Bình Đình sẽ được bảo hộ về sở hữu trí tuệ.

- Trong ảnh: Một gia đình ở Hoài Châu Bắc - Hoài Nhơn đang dệt chiếu.

Ở tỉnh ta, gần đây, các vấn đề về SHTT đã được các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp, làng nghề quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó, Sở KH-CN cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn liên quan đến các vấn đề này, nên nhận thức về tầm quan trọng của SHTT trong việc phát triển các sản phẩm địa phương đã có những chuyển biến bước đầu. Trong 2 năm 2011 và 2012, đã có 3 sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Đây là cơ sở để các sản phẩm này được sản xuất, quản lý chất lượng theo đúng quy trình; các yêu cầu về mẫu mã, tem nhãn cũng được tuân thủ theo những quy định cụ thể, tăng độ tin cậy với người tiêu dùng.

Hiện nay, ngoài các sản phẩm đã được bảo hộ, Sở KH-CN đang thực hiện chương trình KHCN hỗ trợ phát triển các sản phẩm đặc trưng của tỉnh giai đoạn 2012-2015. Theo chương trình, có 5 sản phẩm: rượu Bàu Đá, chả cá Quy Nhơn, bánh ít lá gai, nón ngựa Phú Gia và chiếu cói được ưu tiên hỗ trợ. Đây là các sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Bà Võ Cao Thị Mộng Hoài - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghệ thông tin Bình Định (Sở KH-CN), đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện chương trình - cho biết: “Trong số này, trừ rượu Bàu Đá đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Các sản phẩm còn lại sẽ lần lượt được xúc tiến thực hiện theo từng giai đoạn để tiến tới xây dựng và phát triển thương hiệu. Trong năm 2013, sản phẩm tiếp theo được thực hiện là nón ngựa Phú Gia. Khi khảo sát các làng nghề trong tỉnh, điều đáng mừng nhất là đa số bà con làng nghề ai cũng mong muốn sản phẩm của địa phương mình được bảo hộ về SHTT”.

Ngoài chương trình này, Sở KH-CN đang phối hợp với UBND huyện Phù Mỹ thực hiện các quy trình để tiến tới xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm kiệu Phù Mỹ. Đây là mục tiêu của dự án “Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Kiệu Phù Mỹ” dùng cho sản phẩm củ kiệu huyện Phù Mỹ. Dự án đặt mục tiêu góp phần nâng cao danh tiếng và uy tín của kiệu Phù Mỹ, đảm bảo sản phẩm đưa ra thị trường ổn định về chất lượng, chính xác về nguồn gốc, qua đó nâng cao thu nhập cho người trồng kiệu ở Phù Mỹ.

Không chỉ có các chương trình, dự án cấp tỉnh, hiện nay, một số huyện, thành phố trong tỉnh cũng đang lựa chọn các sản phẩm đặc trưng của địa phương và phối hợp với đơn vị tư vấn để xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm bằng nguồn vốn KHCN của địa phương. Chẳng hạn, TP Quy Nhơn đang tiến hành xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm chả cá Quy Nhơn. UBND huyện Phù Mỹ, ngoài kiệu, cũng đang xúc tiến xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm rượu Trung Thứ và cá cơm khô Mỹ An.

Khi sản phẩm đã được bảo hộ về mặt pháp lý cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng tin tưởng hơn, khả năng cạnh tranh trên thị trường và giá trị kinh tế cũng cao hơn nhiều. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn để có thể xây dựng nhãn hiệu cho một sản phẩm, ngay cả các sản phẩm đã được bảo hộ cũng còn rất nhiều việc phải làm để nâng cao “uy tín” của sản phẩm trên thị trường, tuy nhiên, việc có nhiều sản phẩm đã và đang được xúc tiến xây dựng nhãn hiệu rất đáng ghi nhận. Điều đó chứng tỏ chúng ta đã nhận thấy được giá trị kinh tế của xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm có thế mạnh, đặc trưng của địa phương. Bảo hộ về SHTT là nền tảng đầu tiên để các địa phương trong tỉnh có thể thương mại hóa các sản phẩm đặc trưng một cách chuyên nghiệp, bài bản.

  • MAI HỒNG
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Kiến nghị cho DN được bảo lãnh, nộp dần thuế nợ  (05/12/2012)
Đầu tư trên 8,8 tỉ đồng xây mới cầu Mương Đôi  (04/12/2012)
Xây dựng nông thôn mới: Những bước đi tiếp theo  (04/12/2012)
Chú trọng điều chỉnh lịch thời vụ để tránh thiệt hại  (04/12/2012)
Cần ngăn chặn nạn buôn lậu phân bón   (05/12/2012)
Bổ sung hơn 2,2 tỉ đồng cải tạo, nâng cấp bãi rác Long Mỹ  (04/12/2012)
Hai xã An Hòa, An Tân được hỗ trợ 960 triệu đồng để xây dựng nông thôn mới  (04/12/2012)
Khởi động thị trường mùa Noel  (03/12/2012)
Ban hành lịch thời vụ nuôi tôm năm 2013  (03/12/2012)
Phát hiện sai phạm kinh tế trên 31 tỉ đồng và 843.373 m2 đất  (03/12/2012)
Nông dân Cát Khánh thu nhập cao nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng  (03/12/2012)
Hoài Nhơn nỗ lực giảm nghèo  (03/12/2012)
Sẽ hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu 2012  (03/12/2012)
Phát triển khá mạnh, hiệu quả cao  (02/12/2012)
Kỳ vọng từ những dự án mới  (02/12/2012)