“Ngân hàng đang thừa quá nhiều tiền”
15:42', 8/5/ 2012 (GMT+7)

Phòng Kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa có bản báo cáo “Diễn biến và nhận định xu hướng thị trường tiền tệ tháng 4/2012” với những thông tin đáng chú ý.

Nguồn thông tin trên cho biết, trong tháng qua, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút mạnh vốn về qua nghiệp vụ repo và tín phiếu.

Cụ thể, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước và theo tính toán của đầu mối trên, trong tháng 4 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường mở (OMO) ở nghiệp vụ cho vay thế chấp là 9.055 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 12% - 13%/năm) và hút về 10.962 tỷ đồng.

Cũng trong thời gian đó, Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu hút về là 51.431 tỷ đồng (kỳ hạn 28 ngày, 91 ngày, 182 ngày với lãi suất từ 6,2% - 12,5%/năm).

“Đặc biệt trong thời gian cuối tháng 4 lãi suất tín phiếu liên tục giảm theo từng ngày, việc lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm thì đương nhiên lãi suất tín phiếu cũng phải giảm theo. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, ngân hàng thương mại mà thừa quá nhiều tiền thì không phải là điều đáng mừng”, báo cáo từ VietinBank đưa ra nhận định.

Và tính chung trong tháng 4 vừa qua, tổng lượng vốn Ngân hàng Nhà nước hút về ở nghiệp vụ repo và tín phiếu là 53.338 tỷ đồng.

Trước đó, tại cuộc họp báo ngày 11/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng cho biết, từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4/2012, cơ quan này đã rút về 45.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ phát hành tín phiếu các kỳ hạn 1, 3 và 6 tháng.

Tham khảo diễn biến giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cũng cho thấy nguồn vốn của các nhà băng thời gian gần đây khá thuận lợi, lãi suất liên tục giảm và ở mức thấp.

Cụ thể, trong tuần cuối tháng 4, dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND đều giảm khá mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 6 tháng và trên 12 tháng có mức giảm từ 1% - 1,49%; kỳ hạn qua đêm và 3 tháng lần lượt giảm 0,88% và 0,81%; kỳ hạn 3 tuần và 2 tháng giảm nhẹ. Riêng kỳ hạn 12 tháng, lãi suất giao dịch giảm mạnh so với kỳ trước với mức giảm 5,22%.

Lãi suất bình quân qua đêm theo đó chỉ ở mức 6,69%/năm; lãi suất bình quân kỳ hạn 1 và 2 tuần thậm chí chỉ còn 5,79% và 5,93%/năm; các kỳ hạn dài hơn cũng phổ biến quanh 10%, cao nhất là 12,04%/năm kỳ hạn 6 tháng.

Đầu tháng 5 này, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên liên ngân hàng tiếp tục cho xu hướng giảm và ở mức rất thấp. Mức cập nhật gần nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy kỳ hạn như qua đêm chỉ còn 6,39%/năm, 1 tuần chỉ có 4,83%/năm, 2 tuần chỉ 5,49%... Và một số nguồn tin đề cập đến cả những mức lãi suất dưới 5%/năm trong những ngày gần đây.

Dù tính đại diện của những mức lãi suất đó chỉ là tương đối, nhưng góp phần cho thấy một thực tế là lượng vốn khả dụng của các ngân hàng đang dồi dào; thậm chí là “thừa quá nhiều tiền” như trong thông tin của bộ phận chuyên trách của VietinBank đề cập.

Tuy nhiên, lãi suất huy động trên thị trường 1 của hầu hết các ngân hàng thương mại hiện vẫn áp phổ biến kịch trần 12%/năm ở các kỳ hạn từ 1 tháng. Và thông tin chờ đợi là thực tế tăng trưởng tín dụng từ tháng 4, sau khi đã giảm mạnh trong quý đầu năm, có được cải thiện rõ rệt hay không trước sự dư thừa của nguồn vốn.

. Theo VnEconomy

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt giảm  (08/05/2012)
Sản phẩm chống nắng vào mùa  (07/05/2012)
Doanh nghiệp và nông dân đều vui  (07/05/2012)
Giá chanh trái tăng mạnh  (07/05/2012)
Đổ 100.000 tỉ vào Vinalines  (07/05/2012)
Nắng nóng diễn biến phức tạp trong mùa khô năm nay  (06/05/2012)
Triển khai lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công  (06/05/2012)
Triển khai 11 điểm giao dịch xã mẫu  (06/05/2012)
Hơn 5,6 tỉ đồng xây dựng kè chắn sóng tại Bãi Xếp  (06/05/2012)
Hộ tiểu thương thuộc diện ưu đãi có bị ép?  (06/05/2012)
Thành lập Hội Quy hoạch Phát triển đô thị và nông thôn tỉnh Bình Định  (05/05/2012)
Tăng mạnh phiên cuối tuần, giao dịch sôi động  (04/05/2012)
Vĩnh Thạnh: Quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả  (04/05/2012)
Sẽ bị xử lý nghiêm  (04/05/2012)
Giá khởi điểm từ 4 đến 15,6 triệu đồng/m2  (04/05/2012)