| 3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp. | | |
| | | Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp: | Cần sự phối hợp đồng bộ | 20:39', 23/5/ 2012 (GMT+7) | Thời gian gần đây, tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA) trên địa bàn tỉnh ngày càng phức tạp, đe dọa đến tài sản, tính mạng của người dân và việc cấp điện của ngành Điện. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Thái Minh Châu, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Bình Định, về việc khắc phục tình trạng này.
* Xin ông cho biết, vì sao tình trạng vi phạm HLATLĐCA trên địa bàn tỉnh ngày càng diễn biến phức tạp?
- Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về việc bảo vệ HLATLĐCA, nhưng ở tỉnh ta tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này vẫn diễn ra khá phổ biến, gây gián đoạn việc cung cấp điện và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Hiện toàn tỉnh có đến 170 trường hợp vi phạm HLATLĐCA ở mức độ nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vi phạm này là do người dân chưa hiểu rõ quy định của Nhà nước về việc bảo vệ HLATLĐCA; chủ quan, không lường trước những nguy hiểm, tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra khi xây dựng nhà, công trình kiến trúc gần công trình điện. Khi lập quy hoạch sử dụng đất, cấp đất cho doanh nghiệp, cá nhân, một số địa phương không khảo sát kỹ thực địa, không tính đến sự tồn tại trước đó của đường điện và thiếu phương án di dời giải phóng mặt bằng đối với công trình điện trước khi giao đất.
|
Công nhân Công ty Điện lực Bình Định khắc phục sự cố về điện do hành vi vi phạm HLATLĐCA gây ra. |
Tại một số địa phương, khi cấp phép xây dựng còn chưa thật sự chú trọng đến khoảng cách an toàn của lưới điện cao áp, nên trong giấy phép không xác định giới hạn khoảng cách cụ thể từ nhà, công trình đến đường dây điện để người dân biết…
* Vậy Công ty Điện lực Bình Định đã có những giải pháp gì để bảo vệ HLATLĐCA, thưa ông?
- Trong những năm qua, Công ty Điện lực Bình Định đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền về HLATLĐCA, như treo các pa nô tuyên truyền về phạm vi bảo vệ HLATLĐCA tại các nơi đông dân cư, khu quy hoạch dân cư mới… để mọi người biết mà phòng tránh; cấp phát tờ rơi tuyên truyền về an toàn điện để phổ biến kiến thức cho các hộ sử dụng điện; phối hợp với các hội-đoàn thể tuyên truyền về nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn khi xây cất nhà ở, công trình trong HLATLĐCA để người dân thấy được sự nguy hiểm khi vi phạm và tự giác phòng tránh…
Ngoài việc tuyên truyền, Công ty còn chỉ đạo các Điện lực trực thuộc tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm và phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản vi phạm, yêu cầu chủ nhà, chủ công trình khắc phục. Nếu quá thời hạn mà chủ nhà, chủ công trình không thực hiện các yêu cầu trong biên bản, Công ty sẽ phối hợp với Sở Công Thương, chính quyền địa phương có phương án xử lý.
Thực tế việc xử lý các vi phạm này gặp phải không ít khó khăn. Theo quy định, ngành Điện chỉ thực hiện chức năng quản lý, vận hành lưới điện, tiến hành kiểm tra, phát hiện những điểm vi phạm và báo cáo, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương lập thông báo an toàn, biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực để làm cơ sở cho việc giải quyết, xử lý tiếp theo. Chính quyền địa phương là đơn vị có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế đối với các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp vi phạm HLATLĐCA mà ngành Điện lập biên bản, chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp buộc chủ nhà, chủ công trình khắc phục, dẫn đến tình trạng vi phạm vẫn cứ diễn ra.
* Để công tác bảo vệ HLATLĐCA trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao, theo ông phải có những giải pháp gì?
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chánh Thanh tra Sở Công Thương: Với chức năng quản lý Nhà nước, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện bảo vệ HLATLĐCA trên địa bàn tỉnh, nhằm kiểm tra, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về vấn đề này. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác xử lý các vi phạm còn chưa tốt, do một số cán bộ còn kiêm nhiệm, địa bàn rộng mà lực lượng thi hành công vụ mỏng, kinh phí hoạt động không có, việc kiểm tra xử lý không thường xuyên, chưa triệt để. Ngoài ra, quy định xử phạt hành chính về vi phạm HLATLĐCA theo Nghị định 68/2010/NĐ-CP ngày 15.6.2010 của Chính phủ còn quá nhẹ, chưa có tính răn đe.
Việc xảy ra sự cố cháy nổ làm mất an toàn lưới điện cao áp do bắn pháo có dây kim tuyến gây ra cũng cần được lưu ý. Cá nhân, đơn vị bắn pháo có dây kim tuyến, thả đèn trời, vật bay các loại gần khu vực có lưới điện cần phải cẩn trọng hơn để bảo vệ ATLĐCA.
Trong thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tăng cường công tác tuyên truyền về bảo vệ HLATLĐCA để người dân hiểu và thực hiện. Ngoài ra, Sở cũng sẽ phối hợp chính quyền địa phương (huyện, thị xã, thành phố) và ngành Điện tiếp tục kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm HLATLĐCA và các trường hợp vi phạm do bắn các loại pháo dây có kim tuyến. |
- Trước thực trạng vi phạm như trên, trong thời gian đến, Công ty sẽ chỉ đạo các Điện lực tăng cường kiểm tra để kịp thời phát hiện và ngăn chặn trước các trường hợp có thể phát sinh vi phạm, bằng cách tuyên truyền, hướng dẫn chủ nhà, chủ công trình các khoảng cách giới hạn không được vi phạm để họ biết và tự giác không vi phạm. Theo dõi và lập thông báo an toàn về điện lúc vừa mới phát sinh vi phạm gửi cho chủ nhà, chủ công trình để họ tự khắc phục. Bên cạnh đó, các Điện lực làm công văn gửi UBND xã, huyện (gửi kèm thông báo an toàn về điện) đề nghị địa phương có biện pháp buộc chủ sở hữu thực hiện đầy đủ các kiến nghị trong thông báo, nhằm đảm bảo thực hiện đúng pháp luật. Quá thời hạn nêu trong thông báo, chủ công trình không khắc phục, ngành Điện sẽ phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, hoặc tổ chức cưỡng chế…
Tuy nhiên, để công tác bảo vệ HLATLĐCA đạt được hiệu quả cao, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Trong đó, vai trò của chính quyền địa phương và các ngành chức năng là rất quan trọng. Việc cấp giấy phép xây dựng do chính quyền địa phương thực hiện nên rất thuận lợi trong việc kiểm tra, giám sát. Trước khi cấp phép, đơn vị cấp giấy phép cần kiểm tra thực địa, nếu công trình nằm gần (hoặc nằm dưới) đường dây điện cao áp thì cần phải xác định giới hạn khoảng cách an toàn để người dân biết và thực hiện.
Bên cạnh đó, đơn vị cấp phép yêu cầu chủ hộ (hoặc chủ đầu tư) liên hệ với ngành Điện để được hướng dẫn thực hiện các biện pháp an toàn trước khi xây dựng công trình. Đối với việc cấp đất cho dự án, doanh nghiệp, cần yêu cầu lập phương án di dời đường dây điện hiện có ra khỏi khu vực đất được cấp trước khi tiến hành đổ đất san lấp mặt bằng, xây dựng công trình.
|
|
| | | Theo dòng thời sự | | | | Văn hóa lễ hội Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. | | |
|