VN-Index về mức thấp nhất kể từ ngày 22.2
23:0', 4/6/ 2012 (GMT+7)

Cả hai sàn Hà Nội và TPHCM đã đồng loạt giảm điểm mạnh trong phiên đầu tuần mới, hôm qua (4.6). Giảm 12,15 điểm, VN-Index đã quay về mức thấp nhất kể từ ngày 22.2; còn 416,65 điểm. HNX-Index cũng giảm mạnh 1,85 điểm, còn 72,51. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt khoảng 2.850 tỉ đồng.

Trong phiên giao dịch ngày 4.6, sàn TPHCM có 251 mã chứng khoán giảm giá, 28 đứng giá và 29 mã tăng giá. 30 cổ phiếu trong rổ VN30 đều giảm giá, với 14 mã giảm sàn; trong đó BVH, MSN, VCB, VIC đều giảm mạnh. VIC mất 22.000 đồng/cổ phiếu, còn 81.000 đồng/cổ phiếu do là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,15 điểm (2,83%), xuống còn 416,65 điểm. Đây là mức thấp nhất của chỉ số này kể từ ngày 22.2. 

Tại sàn Hà Nội, với 208 cổ phiếu xuống giá, 130 mã đứng giá, trong khi số mã tăng chỉ là 58, HNX-Index mất 1,85 điểm (2,49%), còn 72,51 điểm. Giao dịch tăng nhẹ lên 40,8 triệu đơn vị, với giá trị 380 tỉ đồng.

Tuy chỉ số VN-Index đã quay về mức thấp nhất kể từ ngày 22.2, nhưng thanh khoản lại tăng vọt nhờ giao dịch thỏa thuận của các mã cổ phiếu STB và EIB. Giao dịch thỏa thuận 60 triệu cổ phiếu EIB vào cuối phiên với giá 17.100 đồng/cổ phiếu, cùng với 13 triệu cổ phiếu STB, giá 25.000 đồng/cổ phiếu đã khiến tổng khối lượng giao dịch của sàn TPHCM tăng lên 143,3 triệu đơn vị, giá trị đạt 2.443 tỉ đồng. Trước đó, trong phiên ngày 30.5, cũng đã có một giao dịch thỏa thuận từ cổ phiếu STB với số lượng 26 triệu, giá trị đạt 600 tỉ đồng. Trong gần 1 tháng qua, STB đã giao dịch thỏa thuận gần 100 triệu cổ phiếu, đạt 2.400 tỉ đồng. Nếu trừ giao dịch thỏa thuận, thì trong phiên đầu tuần mới chỉ có hơn 60 triệu chứng khoán được khớp, giá trị đạt 883 tỉ đồng.

Theo nhận định của Công ty chứng khoán Vietcombank, thị trường đã vừa trải qua một tuần điều chỉnh và tích lũy với xu hướng giảm điểm chiếm ưu thế. Có thể thấy những thông tin hỗ trợ gần đây chưa đủ sức để phá vỡ xu hướng này do không tốt hơn so với kỳ vọng hoặc chỉ mang tính dự báo. Thị trường dường như đang trong trạng thái chờ đợi những chuyển biến tích cực với những con số cụ thể hơn của nền kinh tế sau nhiều thay đổi về chính sách vừa qua. Lãi suất giảm rõ ràng là tin tốt nhưng tăng trưởng tín dụng mới là mấu chốt của vấn đề cho sự tăng trưởng kinh tế cao và đây là nền tảng cơ bản cho thị trường chứng khoán trong nước. Để phục hồi bền vững trở lại, bên cạnh yếu tố kỹ thuật, thị trường cần được hỗ trợ bởi một nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc.

Trong tháng 5 thị trường chứng khoán Việt Nam đã tụt dốc khi chỉ số VN-Index giảm 9,3% và chỉ số HNX-Index giảm 7,3%. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều bất ổn tác động đến thị trường trong nước, các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng với thị trường trong tuần giao dịch này để tránh rủi ro vẫn còn lớn.

  • Thế Kông
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Giá tăng, sức mua giảm  (04/06/2012)
Giảm số lượng xã xây dựng nông thôn mới   (04/06/2012)
Hướng đến một nền kinh tế xanh bền vững   (04/06/2012)
Chung tay bảo vệ môi trường  (03/06/2012)
Hiệu quả tích cực  (03/06/2012)
Đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nông dân  (03/06/2012)
33 hộ dân thôn Diêm Vân làm muối sạch  (03/06/2012)
Rừng ở 6 huyện có nguy cơ cháy ở cấp cực kỳ nguy hiểm  (02/06/2012)
Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn  (01/06/2012)
Trồng mới, khoanh nuôi tái sinh 350 ha rừng  (02/06/2012)
Phù Cát đề nghị không gia hạn khai thác đá granite, titan   (01/06/2012)
Đạt sản lượng và doanh thu cao   (01/06/2012)
Triển khai “Ngân hàng di động đa năng”  (01/06/2012)
Giá gas tiếp tục giảm mạnh  (01/06/2012)
Cựu chiến binh Vĩnh Thạnh trên mặt trận xóa đói, giảm nghèo  (01/06/2012)