Chuyện ghi ở làng bún Ngãi Chánh
23:1', 8/6/ 2012 (GMT+7)

Nếu nói An Nhơn là đất Vua, đất nghề thì xã Nhơn Hậu của thị xã An Nhơn có đến 5 nghề truyền thống: nghề đúc, nghề rèn, nghề tiện mộc mỹ nghệ, nghề làm đồ gốm và nghề làm bún. Riêng thôn Ngãi Chánh của xã Nhơn Hậu có khoảng 420 hộ dân thì đã có hơn 50 lò bún đang hoạt động.

Từ làm bún, nuôi heo

Nhiều lò bún nổi tiếng như: Hai Tân, Năm Nhất, Vinh Thuận, Chín Xà, Hai Bẹ… góp phần làm nên thương hiệu bún Ngãi Chánh. Mỗi ngày thôn Ngãi Chánh sử dụng đến 4-5 tấn gạo để sản xuất bún; mỗi cân gạo làm ra được 2,5kg bún tươi. Trung bình mỗi ngày cả thôn cho ra lò 10 tấn bún, đó là vẫn chưa chạy hết công suất máy - loại máy ép bún liên hợp do cơ sở của anh Nguyễn Xuân Thọ ở địa phương sản xuất có công suất 2,5 tấn/ngày.

 

Anh Nguyễn Xuân Thọ (bên phải) với chiếc máy ép bánh hỏi sản xuất tại xưởng của gia đình.

Mỗi năm sản xuất 2 vụ lúa, các hộ làm bún ở đây có dư gạo để ăn, để làm bún. Chỉ có loại gạo khô của An Nhơn làm bún mới ngon, không dính, lại dai. Hàng ngày, bún tươi từ thôn Ngãi Chánh được đưa về TP Quy Nhơn, ra các huyện phía Bắc tỉnh, theo đường 19 lên Tây Nguyên…

Thế nhưng những hộ làm bún ở Ngãi Chánh thường không giàu lên từ bún mà nhờ vào nghề… nuôi heo. Nước gạo, phụ phẩm của việc sản xuất bún là nguồn dinh dưỡng chủ yếu trong chăn nuôi. Ông Nguyễn Xuân Thành, chủ một lò bún ở địa phương, cho biết: “Gia đình tôi nuôi 4 heo nái và 30 heo thịt, cứ 3 tháng xuất chuồng một lần. Trừ chi phí, hàng năm thu lãi trên 160 triệu đồng”.

Nhằm vừa hạn chế ô nhiễm môi trường do làm bún, nuôi heo, vừa có thêm chất đốt, từ năm 2005, các hộ làm bún - nuôi heo ở thôn Ngãi Chánh đã xây dựng hệ thống hầm biogas. Ở đây, điện chỉ dùng ưu tiên cho chạy máy sản xuất bún, xài ti vi, tủ lạnh; còn thắp sáng, đun nước nóng, nấu ăn trong gia đình đều dùng khí biogas.

Đến sản xuất máy làm bún

Cá biệt, gia đình anh Nguyễn Xuân Thọ không phất lên từ heo mà giàu lên nhờ chế tạo máy sản xuất bún liên hợp. Sinh ra và lớn lên ở Ngãi Chánh, anh thấy rõ hạn chế của việc làm bún thủ công truyền thống, năng suất không cao, mức độ lao động khá nặng nhọc qua các công đoạn xay bột, giáo bột, nén bột và bắt bún.

Tháng 8.1993, điện quốc gia đã về đến An Nhơn, nhưng đến năm 1997 xã Nhơn Hậu mới đủ vốn kéo điện về. Với chút vốn kiến thức cơ khí hồi còn học nghề sơ cấp, anh Nguyễn Xuân Thọ lên thị trấn Đập Đá (cách làng chừng 5km) mày mò làm chiếc máy ép bún tự động. Khi các cấu kiện của chiếc máy ép bún tự động đã phôi thai “nên dạng nên hình” cũng là lúc thôn Ngãi Chánh của anh vừa có điện. Anh đem chiếc máy về làng lắp đặt và chạy thử thành công. Sau đó công suất máy dần được tăng lên qua hiệu chỉnh hợp lý các công đoạn, sản xuất được 2,5 tấn bún/ngày.

Tiếng lành đồn xa, không chỉ sản xuất và lắp đặt theo nhu cầu trong thôn Ngãi Chánh mà chiếc máy ép bún của anh Nguyễn Xuân Thọ đã tỏa đi khắp thị xã An Nhơn, vượt ra ngoài tỉnh Bình Định, ra Quảng Ngãi, Quảng Nam, theo bà con Bình Định lên tận Tây Nguyên. Anh Thọ mở hẳn một xưởng cơ khí với 8 công nhân, chuyên sản xuất máy ép bún và các loại máy chế biến thực phẩm như máy xay-trộn bột, máy làm bánh tráng, bánh ướt, máy ép bánh hỏi… Nhưng máy ép bún liên hợp Ngãi Chánh vẫn là sản phẩm chủ yếu của cơ sở này, hiện đang được các cơ quan chức năng đánh giá, hoàn chỉnh các thủ tục để cấp bằng sáng chế độc quyền.

Anh Nguyễn Xuân Thọ tâm sự: Xã Nhơn Hậu của chúng tôi đang phấn đấu xây dựng nông thôn mới. Chúng tôi tự hào bà con làng nghề đã giữ được nghề làm bún của cha ông và vươn lên làm giàu từ những chiếc máy làm bún tự chế này. Làng nghề bún Ngãi Chánh đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tốt hơn nữa và hoàn thiện các thủ tục để được công nhận làng nghề làm bún trong thời gian đến.

  • VĂN THUẬN
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Công đoàn chăm lo, người lao động bớt khó khăn  (08/06/2012)
Nhiều tuyến đường ở Bồng Sơn được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng   (08/06/2012)
Mô hình tổ tự quản bảo vệ nguồn lợi thủy sản phát huy tác dụng  (08/06/2012)
Cảnh giác với việc người nước ngoài mua gom hàng hóa   (08/06/2012)
Chống hạn cho cây trồng vụ Hè Thu  (08/06/2012)
Nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến yếu tố con người và vốn  (08/06/2012)
Thiết thực phục vụ người dân vùng khó khăn  (07/06/2012)
Khai mạc Hội chợ Công - Nông nghiệp Bình Định năm 2012   (06/06/2012)
Tỉnh Bình Định đề nghị Trung ương hỗ trợ chống hạn  (06/06/2012)
Thiết bị phun mùn cưa đốt lò tự động cho hiệu quả cao  (06/06/2012)
Tăng cường hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp  (06/06/2012)
Vinh danh sản phẩm công nghiệp nông thôn  (06/06/2012)
Giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn  (05/06/2012)
Mit-tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới  (05/06/2012)
Bình Định được phân bổ 540 tỉ đồng xây dựng kênh tưới Văn Phong  (05/06/2012)