Thị trường mỹ phẩm:
Hàng Việt ngày càng được ưa chuộng
18:6', 16/7/ 2012 (GMT+7)

Trong thị trường mỹ phẩm, các thương hiệu mỹ phẩm ngoại và liên doanh vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, gần đây sản phẩm của các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước đang dần phổ biến, được nhiều người tiêu dùng (NTD) chọn mua.

Thị trường mỹ phẩm rất đa dạng chủng loại: từ phấn nền, kem dưỡng da đến sữa rửa mặt, kem chăm sóc da, sữa tắm… với đủ các xuất xứ. Trong đó, phần lớn là sản phẩm của các công ty liên doanh, hàng xách tay, nhập khẩu và của các thương hiệu Việt. Lâu nay, hàng mỹ phẩm nhập khẩu và liên doanh đã áp đảo các thương hiệu nội địa bằng lợi thế mẫu mã đẹp, thương hiệu nổi tiếng. Tâm lý chuộng hàng ngoại của NTD Việt Nam cũng góp phần làm tăng thị phần cho các thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài.

 
Khách hàng đang chọn mua mỹ phẩm Việt tại Co.opMart Quy Nhơn.  Ảnh: M.H

Không chỉ vậy, lợi thế về giá thấp của mỹ phẩm nội cũng mất dần khi DN nước ngoài bắt đầu tung ra những sản phẩm với giá giảm đáng kể. Thêm vào đó, DN nước ngoài còn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mỹ phẩm ngay tại Việt Nam để tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều thương hiệu mỹ phẩm Việt đã dần tạo được thế mạnh riêng cho mình và lấy được niềm tin của người tiêu dùng, nhất là ở nhóm các sản phẩm phổ thông.

Xu hướng của NTD gần đây là ưa chuộng sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc thảo dược và các chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên; qua đó đã giúp cho các thương hiệu mỹ phẩm Việt tạo được chỗ đứng. Nhờ tận dụng và đưa vào sản xuất những loại nguyên liệu tự nhiên tại chỗ như : lô hội, sả, bồ kết, dâu tằm, dưa leo, trái bơ, nghệ, sữa bò tươi… các thương hiệu mỹ phẩm Việt đã phát triển được nhiều mặt hàng có giá thấp, an toàn cho người sử dụng. Hơn nữa, mẫu mã và hình dáng bên ngoài của hàng mỹ phẩm Việt cũng hấp dẫn hơn trước; chủng loại sản phẩm đa dạng hơn, bao gồm cả sữa tắm, sữa rửa mặt, dưỡng thể, kem trắng da, kem trị mụn, mặt nạ...

Trong cuộc cạnh tranh thị phần với hàng mỹ phẩm giá rẻ nhập từ Trung Quốc, Thái Lan…, các sản phẩm mang thương hiệu Việt như: Việt Hương, Lana, Thorakao… ngày càng chiếm được một thị phần đáng kể. Giá cả bình dân (chỉ vài chục ngàn đồng) và chất lượng chính là hai yếu tố giúp các nhãn hiệu mỹ phẩm Việt được ưa chuộng. Chẳng hạn, nếu so sánh một lọ sữa rửa mặt 100g của Lana, Thorakao (với giá từ 17.000-27.000 đồng/sản phẩm) với các sản phẩm liên doanh khác như: Biore, Olay, Essance, Nivea (có giá từ 45.000-58.000 đồng/sản phẩm)… sẽ thấy rõ sự chêch lệch về giá, song chất lượng thì chưa chắc “ai đã hơn ai”.

Chị Nguyễn Thị Thu Thủy, chủ một sạp hàng mỹ phẩm tại chợ Đầm (TP Quy Nhơn), cho biết: Mặc dù các sản phẩm ngoại nhập và liên doanh vẫn chiếm ưu thế hơn, song gần đây, khá nhiều NTD đã chuyển sang lựa chọn hàng mỹ phẩm Việt. Nguyên nhân chính là giá rẻ, sản phẩm có nguồn gốc thảo dược ít gây kích ứng da, mẫu mã và chủng loại cũng đa dạng hơn trước. Thực tế, nhiều loại sản phẩm ngoại bị đội giá do chi phí nhập khẩu, quảng cáo… chứ chất lượng chưa chắc đã bằng sản phẩm trong nước. Giá cao chưa chắc là tốt và phù hợp, nhất là sau hàng loạt vụ bê bối về chất lượng hàng hóa của Trung Quốc, nhiều người tỏ ra e ngại đối với các loại hàng mỹ phẩm nhập khẩu giá bình dân, vì vậy nên nhiều người chuyển sang lựa chọn hàng trong nước sản xuất.

Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NTD, nhiều DN Việt không ngừng chú trọng đến nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và tung ra thị trường bộ sản phẩm đủ chủng loại để NTD có thêm lựa chọn. Nếu vài năm trước, mỹ phẩm trong nước chỉ đơn điệu khoảng vài chục sản phẩm thì hiện nay đã có hàng trăm loại: từ sữa tắm, phấn trang điểm đến kem dưỡng da toàn thân, lột mụn, trị mụn… Gần đây, khi xu hướng spa, dưỡng da, đắp mặt nạ thảo dược tại nhà được ưa chuộng, các hãng mỹ phẩm trong nước cũng đã nhanh nhạy đổi mới công nghệ, mẫu mã, cho ra đời các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên như: mặt nạ dưỡng da chiết xuất từ rong biển, nha đam, các loại trái cây có tính năng, công dụng phù hợp với làn da và nhu cầu của phụ nữ Việt.

  • MAI HỒNG
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đáp ứng nhu cầu sản xuất  (15/07/2012)
Tăng trưởng mạnh  (15/07/2012)
Nguồn vốn của các tổ chức tín dụng tăng gần 12%  (15/07/2012)
Đồng vốn hữu dụng  (14/07/2012)
Vn-Index tăng mạnh vào cuối tuần  (13/07/2012)
Hoạt động chưa đạt yêu cầu  (13/07/2012)
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới  (13/07/2012)
UBND tỉnh họp báo với các cơ quan thông tấn báo chí về tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm  (13/07/2012)
LMSX lúa gạo chất lượng cao chưa đảm bảo kế hoạch kinh doanh  (13/07/2012)
Nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp và hộ dân tháo gỡ khó khăn  (13/07/2012)
Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh  (13/07/2012)
Nỗ lực thực hiện giá trị KNXK 500 triệu USD  (12/07/2012)
Liên minh sản xuất và tiêu thụ xoài cát Phù Cát đạt hiệu quả  (12/07/2012)
Còn khó ở chặng cuối  (11/07/2012)
Triển khai sản xuất vụ Mùa năm 2012  (11/07/2012)