Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định:
Triển khai nhiều chương trình ứng dụng công nghệ sinh học
19:42', 12/9/ 2012 (GMT+7)

Hàng năm, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (ƯDTBKHCN) Bình Định tiến hành triển khai Chương trình chuyển giao ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trên cơ sở chọn lọc các thành tựu từ KHCN thuộc lĩnh vực CNSH nhằm phục vụ thiết thực sản xuất nông nghiệp trong tỉnh. Năm 2012, Trung tâm đang triển khai các mô hình thí điểm tại một số huyện trong tỉnh với tổng kinh phí khoảng 250 triệu đồng.

Với những kết quả nghiên cứu các ứng dụng trong lĩnh vực CNSH của mình, trong năm 2011, Trung tâm ƯDTBKHCN Bình Định đã triển khai ứng dụng kỹ thuật trồng hoa cúc thâm canh chất lượng cao cho các hộ dân ở huyện Tuy Phước và huyện Hoài Nhơn nhằm góp phần phát triển nghề trồng hoa hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Ngoài kỹ thuật trồng hoa thương phẩm, các loại chế phẩm vi sinh do Trung tâm nghiên cứu sản xuất như: Trichoderma để phòng ngừa bệnh thối cổ rễ trên cây đậu phụng, cây ớt; chế phẩm Metarhizium để kiểm soát rầy nâu hại lúa nhằm nâng cao chất lượng nông sản, giảm thiểu độc hại, ô nhiễm môi trường nông thôn cũng được đưa vào sử dụng thử nghiệm tại một số huyện trong tỉnh.

 

Nông dân tham quan mô hình ứng dụng chế phẩm Trichoderma ngừa bệnh thối cổ rễ trên cây ớt tại xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ. Ảnh: M.H

Chương trình chuyển giao ứng dụng CNSH bên cạnh việc mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, còn góp phần nâng cao kiến thức cho nông dân về ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Với mục đích này, năm 2012, Trung tâm tiếp tục thực hiện triển khai kỹ thuật trồng hoa cúc, phong lan Hồ điệp, hoa đồng tiền cho 3 huyện Vân Canh, Tây Sơn, Phù Cát.

Ông Huỳnh Xuân Trường- Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm ƯDTBKHCN, cho biết: “Trong năm nay, chúng tôi đã và đang triển khai kỹ thuật ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh Trichoderma trong thâm canh cây đậu phụng, cây ớt, cây hoa ngắn ngày; nhằm nâng cao chất lượng nông sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn tại một số xã, huyện trong tỉnh. Trung tâm đã tổ chức cho các hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình tại các huyện và kỹ thuật viên cơ sở đến tham quan thực tế mô hình trồng hoa thương phẩm tại Trạm nghiên cứu thực nghiệm KHCN của Trung tâm để bà con có điều kiện giao lưu, học tập kinh nghiệm thực tiễn và có bước chuẩn bị cho triển khai mô hình sản xuất tại địa phương”.

  • HIỀN MAI
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nghiên cứu, sản xuất thực phẩm chức năng từ hàu  (12/09/2012)
Mở hướng cho diêm dân   (12/09/2012)
Hoàn thành việc rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn mới   (12/09/2012)
Sẽ xây dựng hồ chứa nước Suối Lớn ở xã Canh Thuận  (12/09/2012)
Hội thảo nâng cao năng lực cạnh tranh chăn nuôi bò thịt  (12/09/2012)
Doanh nghiệp đã “mặn mà” hơn  (11/09/2012)
Cần tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước  (11/09/2012)
Phù Mỹ: Đảm bảo an toàn cho người dân vùng có nguy cơ thiên tai cao  (11/09/2012)
Cuối vụ, giá muối tăng mạnh  (11/09/2012)
Phát triển mạnh nghề nuôi cá nước ngọt  (11/09/2012)
Phê duyệt Quy hoạch phân khu phường Nhơn Bình, Nhơn Phú  (11/09/2012)
Đòi tăng giá xăng lên 24.450 đồng/lít  (11/09/2012)
Đóng tàu lớn, vươn ra khơi xa  (10/09/2012)
Thị trường lại quay đầu lao dốc  (10/09/2012)
Hàng Việt được lựa chọn nhiều hơn  (10/09/2012)