Nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi (1.10):
Chuyện về lão ngư Hai Chiến
21:29', 29/9/ 2012 (GMT+7)

Về thôn Tân Thành 2, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, hỏi nhà ông Kiệt Văn Chiến, một chị trong xóm nhanh nhẹn cho biết: “Ông Hai Chiến “cá mập” hả? Nhà hai tầng màu vàng đó!”. Trước mắt tôi, lão ngư có biệt danh “cá mập” bởi những chiến tích lẫy lừng thời trai trẻ ấy, vẫn hiển hiện vẻ rắn rỏi của một đời sóng gió.

Cả đời ông Hai Chiến gắn bó với làng biển này. Năm 1943, lúc mới 7 tuổi, ông đã có chuyến đi biển đầu tiên. Ông chính thức bước hẳn lên bờ năm 60 tuổi, cái tuổi mà ông cho là còn quá trẻ để “nghỉ hưu”. Ông không hề tỏ vẻ tự hào khi tôi nhắc đến nghề câu cá mập mà ông được phong là “cao thủ”. Những đồ nghề xưa kia, giờ ông cũng không mấy khi đem ra nhìn ngắm nữa.

 
Ông Hai Chiến kiểm tra hồ tôm của gia đình.

Mối bận tâm bây giờ của lão ngư Hai Chiến là hồ tôm ngót nghét 10.000m2, mỗi năm thả nuôi 2-3 vụ. Hồi mới nghỉ biển, ông là một trong những người tiên phong trong nghề nuôi tôm sú ở đất này. Giờ tuổi cao, ông chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng cho đỡ nhọc. “Hồ gần ngay nhà, nên việc chăm sóc cũng tiện. Gần đây, nghề tôm bấp bênh, nhưng năm nào hồ nhà tôi cũng lãi được hơn 40 triệu, đủ trang trải cuộc sống gia đình”, ông tâm sự.

Gia đình mà ông Hai Chiến nhắc đến có người vợ và 3 cô con gái. Rắn rỏi là vậy, nhưng khi nói đến con gái, giọng ông như lạc đi. 3 người con gái tật nguyền là nỗi lo hằng ngày của ông. Ông chỉ hào hứng trở lại khi nói đến chuyện biển giã của con trai, chuyện học hành của đám cháu. Những đứa cháu học đại học, cao đẳng, đi làm ăn xa, làm ông nở mày nở mặt.

Trò chuyện với những người cùng sinh hoạt với ông Hai Chiến ở Chi hội Người cao tuổi thôn Tân Thành 2, không khó để nhận ra rằng, ông được nhiều người nể phục bởi nhiều lẽ. Ông là người chồng, người cha tận tâm lo lắng cho gia đình. Ở địa phương, ông luôn gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm của một công dân. Và hơn hết là quãng đời tung hoành ngang dọc trên biển của ông vẫn được những bạn nghề kể lại cho con cháu.

Ông Nguyễn Được, người bạn nghề lâu năm của ông Hai Chiến, chia sẻ: “Những lúc có dịp ngồi với tụi trẻ, chúng tôi vẫn kể về những năm dài gắn bó với vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Những ngày còn ra khơi với chiếc la bàn đơn sơ cùng kinh nghiệm biển giã, không máy định vị, không có máy dò luồng cá như bây giờ. Nhắc lại để động viên con cháu, dù thế nào cũng phải bám biển, bám thuyền”.     

Và như vậy, dù đã “rửa tay gác kiếm”, những lão ngư như ông Hai Chiến vẫn thầm lặng góp sức vào công cuộc dựng xây quê hương hôm nay…

  • MAI LÂM
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
“Chạy nước rút” trước mùa mưa lũ  (29/09/2012)
Tập huấn tuyên truyền PCLB, đảm bảo thông tin liên lạc trên biển cho ngư dân  (28/09/2012)
Bàn giao các hạng mục của gói thầu QN-1.1   (28/09/2012)
Thêm một tuần chứng khoán thụt lùi  (28/09/2012)
Ðẩy mạnh xây dựng nông thôn mới   (28/09/2012)
Doanh nghiệp cần năng động hơn  (28/09/2012)
Đà Nẵng triển khai xe buýt nhanh  (28/09/2012)
Khôi phục nghề thả chà có hiệu quả  (27/09/2012)
Nâng cao chất lượng công tác khuyến nông  (27/09/2012)
Sản lượng nước mắm giảm mạnh  (27/09/2012)
Phù Cát chủ động phòng chống lụt bão  (27/09/2012)
Thị xã An Nhơn đề nghị tỉnh đưa An Nhơn vào dự án VLAP  (27/09/2012)
Hoài Ân: Trên 70 tỉ đồng nâng cấp sửa chữa các công trình giao thông, thủy lợi  (27/09/2012)
Phù Mỹ: Giống lúa chất lượng cao PC6 được tín nhiệm  (27/09/2012)
Nét mới trong vụ trồng rừng năm nay  (26/09/2012)