Chuyện “đất- cây- con” ở miền núi, vùng cao
11:46', 6/1/ 2013 (GMT+7)

Theo Ban Dân tộc tỉnh, trong năm 2012, đã có khoảng 300 tỉ đồng từ nguồn kinh phí chương trình, dự án chính sách của Trung ương và tỉnh đầu tư vào các huyện miền núi trong tỉnh. Dù vậy, theo nhận định của Ban Dân tộc tỉnh, tình hình phát triển KT- XH vùng miền núi của tỉnh vẫn còn khó khăn, bức xúc, nhất là tình trạng thiếu đất sản xuất, phát rừng làm nương rẫy của bà con dân tộc thiểu số. Cho đến nay, phần lớn các xã, làng vẫn chưa giao quyền sử dụng đất rẫy cho nhân dân quản lý, sử dụng. Một bộ phận dân cư còn thiếu đất sản xuất theo yêu cầu. Ở nhiều làng, bà con còn lúng túng không biết trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả kinh tế cao. Đến cuối năm 2012, tỉ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vẫn còn gần 68%.

Tại Hội nghị biểu dương người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2012 do Ban Dân tộc và CA tỉnh tổ chức, đại biểu Đinh Văn Ớ, ở thôn 8, xã An Trung, huyện An Lão, cho rằng khó nhất hiện nay của đồng bào là thiếu đất sản xuất: “Người càng ngày càng đông, đất thu hẹp lại, khi đất ở dưới chân núi đã hết thì bà con lại tiếp tục đốt rừng làm nương rẫy. Đây không chỉ là vấn đề riêng của xã An Trung, huyện An Lão mà là vấn đề chung của các huyện miền núi trong tỉnh”.

Trong khi đó, theo bà Đinh Thị Kết, nguyên Bí thư Huyện ủy An Lão, việc trồng cây gì, nuôi con gì hợp với thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng, miền cũng cần được cân nhắc, chứ đừng áp dụng theo kiểu đại trà. Điều này lý giải tại sao, việc trồng thử nghiệm hoa ly tại xã vùng cao An Toàn đã hoàn toàn thất bại, trong khi hoa ly trên đất Vĩnh Sơn (Vĩnh Thạnh) lại sinh trưởng tốt. Ngược lại, cây mì cao sản lại “chịu” vùng đất nơi đây, cho năng suất cao và tỉ lệ tinh bột nhiều. Mới đây, trong chuyến công tác tại xã vùng cao An Toàn, huyện An Lão, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Tùng cũng nhấn mạnh, việc phát triển kinh tế của địa phương phải phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng và tập tục canh tác của người dân địa phương; chính quyền nên tính đến việc giao lại đất, rừng cho bà con sản xuất. 

Vẫn biết, chuyện đất sản xuất, trồng cây gì và nuôi con gì cho phù hợp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn là chuyện chưa thể giải quyết trong ngày một ngày hai, mà cần phải có thời gian và chiến lược phát triển cho từng vùng, miền. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương phải có sự sâu sát, tìm hiểu thực tế nhu cầu của từng nơi, tập tục sống và canh tác của người dân. 

  • THU HÀ
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Trồng hoa trên đất… “vàng”  (05/01/2013)
Nhân rộng mô hình “Gia đình tiết kiệm điện”   (05/01/2013)
Thắc thỏm cùng mai  (05/01/2013)
Phù Mỹ: Kiệu được giá, nông dân thu hoạch sớm   (05/01/2013)
117 mẫu rau có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép  (05/01/2013)
Từng bước quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng   (04/01/2013)
Thị trường lạc quan hơn với sự khởi sắc đầu năm mới   (04/01/2013)
Xây thương hiệu cho nước mắm Tam Quan   (05/01/2013)
Tàu thuyền của ngư dân đang di chuyển tránh trú bão  (04/01/2013)
Phí bảo trì đường bộ: Thu rồi vẫn vướng trăm bề  (04/01/2013)
Đưa nước sạch về xã Nhơn An  (03/01/2013)
Phù Mỹ: Thêm hai nhà máy chế biến ớt  (03/01/2013)
Tăng cường diệt chuột, ốc bươu vàng bảo vệ lúa Đông Xuân  (03/01/2013)
Cần trợ lực cho kinh tế trang trại  (03/01/2013)
Góp phần tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp  (03/01/2013)