Vĩnh Thạnh - vươn lên từ gian khó
22:43', 19/2/ 2013 (GMT+7)

Những năm kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, vùng đất Vĩnh Thạnh vừa là vùng căn cứ cách mạng, vừa là vùng giáp ranh cài răng lược giữa ta và địch. Ngày 6.2.1959, cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh nổ ra và được xem là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên của nhân dân tỉnh Bình Định, cũng là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong phong trào đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân khu V.

Sau năm 1975, Vĩnh Thạnh là một trong những địa phương đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Niềm vinh dự ấy càng làm cho người dân Vĩnh Thạnh thêm tự hào, tích cực lao động, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Được sự hỗ trợ nhiều mặt của Nhà nước thông qua các Chương trình 135,134, 30a và nhiều chương trình, dự án khác, hạ tầng nông thôn ngày càng được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh; cùng với việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương; sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc ở Vĩnh Thạnh… đã giúp cho huyện miền núi này ngày càng “thay da đổi thịt”.

Nhiều hộ nông dân, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình kinh tế VAC, kinh tế trang trại, trồng rừng, chăn nuôi… đem lại hiệu quả kinh tế cao; nhiều hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi các cấp, thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/năm; đặc biệt, nhiều hộ có mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm trở lên. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ cũng từng bước phát triển, tỉ lệ tăng dần trong cơ cấu kinh tế của địa phương.

Vĩnh Thạnh đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, ngày càng có nhiều hộ vươn lên khá, giàu; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào miền núi Vĩnh Thạnh từng bước được cải thiện; tỉ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh chiếm 96%; tỉ lệ hộ dùng điện sinh hoạt 97%; thu nhập bình quân đầu người toàn huyện hơn 14 triệu đồng/năm… là kết quả đến từ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây.

Một góc Vĩnh Thạnh hôm nay.

 

Mô hình trồng rau an toàn ở thôn Định Trung (xã Vĩnh Quang).

 

Hồ Định Bình - công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh - nằm trên địa bàn Vĩnh Thạnh.

 

Đồng bào Bana Vĩnh Thạnh đã biết làm lúa nước, góp phần ổn định lương thực ở địa phương.

 

Huyện Vĩnh Thạnh hỗ trợ bò giống cho đồng bào Bana xã Vĩnh Thuận từ nguồn vốn Chương trình 30a.

 

  • Bài và ảnh: LONG VŨ
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Xã Ân Thạnh: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới  (19/02/2013)
Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tình hình sản xuất đầu năm  (19/02/2013)
Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu tái định cư  (19/02/2013)
UBND tỉnh Yêu cầu các công ty thủy điện thực hiện kết luận thanh tra của Bộ TN-MT  (19/02/2013)
VN-Index giảm nhẹ phiên đầu năm Quý Tỵ  (18/02/2013)
Giá theo xu hướng giảm dần  (18/02/2013)
Hơn 10,5 tỉ đồng cải tạo, nâng cấp Đài Phát sóng Vũng Chua  (18/02/2013)
Hơn 5,4 tỉ đồng nạo vét lòng hồ sinh thái Đống Đa  (18/02/2013)
Phương tiện tăng, giải tỏa hết khách  (18/02/2013)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng kiểm tra các công trình giao thông trọng điểm  (18/02/2013)
UBND tỉnh họp giao ban đầu năm Quý Tỵ   (19/02/2013)
Thực phẩm neo giá cao sau Tết  (18/02/2013)
Mùa xuân nói chuyện nông dân làm giàu  (17/02/2013)
Đi chợ giùm và giao hàng tận nhà cho khách  (17/02/2013)
Trên 67 tỉ đồng đầu tư xây dựng các hạng mục công trình thủy lợi  (17/02/2013)