Nghiên cứu tác động của ngập lụt đến quy hoạch phát triển đô thị phường Nhơn Bình – Quy Nhơn
20:12', 22/2/ 2013 (GMT+7)

(BĐ) – Ngày 22.2, tại TP. Quy Nhơn đã diễn ra Hội thảo (HT) Nghiên cứu tác động của ngập lụt đến quy hoạch phát triển đô thị phường Nhơn Bình – TP. Quy Nhơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH). HT do Văn phòng Điều phối về BĐKH tỉnh (CCCO Bình Định) phối hợp với Mạng lưới các thành phố ở châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH (ACCCRN), Quỹ Rockefeller và Viện Nghiên cứu BĐKH và Môi trường (ISET) tổ chức. Tham dự HT có trên 50 đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các viện, trung tâm nghiên cứu, như: Viện Chiến lược – Chính sách KH-CN (Bộ KH-CN); Viện Kiến trúc – Quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng); Viện Khoa học - Thủy lợi miền Nam (SIWRR); Hiệp hội các đô thị Việt Nam; Trung tâm Nghiên cứu giảm thiểu thiên tai và BĐKH; Viện Quản lý và Phát triển châu Á…

Theo lãnh đạo CCCO Bình Định, Dự án “Nghiên cứu tác động của ngập lụt đến quy hoạch phát triển đô thị phường Nhơn Bình – TP. Quy Nhơn trong bối cảnh BĐKH” do UBND tỉnh làm cơ quan chủ quản và sự tư vấn của các tổ chức ISET, SIWRR và Tập đoàn tư vấn, kỹ thuật - thiết kế toàn cầu (ARUP); với sự tài trợ của Quỹ Rockefeller. Dự án được triển khai thực hiện trong thời gian khoảng 2 năm rưỡi (từ tháng 1.2011 đến tháng 6.2013). Mục tiêu của dự án là nhằm đánh giá tác động của ngập lụt và đề xuất các khuyến nghị đối với quy hoạch phát triển đô thị phường Nhơn Bình trong bối cảnh BĐKH. Theo đó, các nhà nghiên cứu, chuyên gia sẽ tiến hành thu thập, phân tích các đợt lụt trong lịch sử và sự kiện lụt năm 2009; xây dựng mô hình thủy văn với các kịch bản ngập lụt, bản đồ ngập lụt; đánh giá tác động của ngập lụt đối với quy hoạch phát triển đô thị phường Nhơn Bình; đề xuất các khuyến nghị đối với quy hoạch phát triển đô thị phường Nhơn Bình…

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, bước đầu các nhà nghiên cứu, chuyên gia của dự án đã cơ bản hoàn thành Báo cáo kết quả xây dựng mô hình thủy văn, thủy lực và bản đồ ngập lụt lưu vực sông Hà Thanh; lập kế hoạch ứng phó với BĐKH qua bài học kinh nghiệm từ bão lũ Mirinae (năm 2009)… Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng giới thiệu một số kinh nghiệm và cách tiếp cận tổng hợp trong quản lý ngập lụt ở TP. Hồ Chí Minh và Bangkok (Thái Lan), cùng một số gợi ý cho TP. Quy Nhơn…

Cụ thể, các nhà nghiên cứu, chuyên gia của dự án đã khuyến nghị chính quyền và cơ quan chức năng của tỉnh, TP. Quy Nhơn một số vấn đề, như: Quản lý mối nguy ở vùng thượng nguồn; cải thiện quản lý các đập thủy điện nhằm giảm tác động ở vùng hạ lưu; cải thiện quản lý khu vực đường phân thủy ở thượng nguồn nhằm giảm lũ nước mặt và lũ quét; cải thiện cảnh báo lũ và tập huấn cho lãnh đạo cộng đồng dân cư; thiết lập và duy trì một trung tâm quan trắc lũ; phục hồi và cải thiện hệ thống thoát nước ở vùng lũ sông Hà Thanh; hạn chế xây dựng mới khu dân cư, khu công nghiệp và công trình hạ tầng trong vùng lũ thuộc sông Hà Thanh…                                       

  • VIẾT HIỀN
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Một số ghi nhận đầu năm  (22/02/2013)
Vân Canh đưa vào sử dụng cầu Sở Quản Du  (22/02/2013)
Triển khai kế hoạch tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm  (22/02/2013)
Thủ tướng phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế  (22/02/2013)
Nga cấp 1 tỷ USD xây nhà máy điện hạt nhân ở VN  (22/02/2013)
Sức sống mới ở một vùng quê biển  (22/02/2013)
Tổ chức nạo vét luồng lạch ra vào cảng cá Tam Quan  (21/02/2013)
Nỗ lực vượt khó, nắm bắt cơ hội mới  (21/02/2013)
Phú Phong trong bước chuyển mình lên thị xã  (21/02/2013)
Hơn 600 ha lúa Đông Xuân bị rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại  (21/02/2013)
Công điện khẩn về phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn  (21/02/2013)
Ghi nhận trên hai công trình giao thông trọng điểm  (20/02/2013)
Lãnh đạo UBND tỉnh đi chúc Tết, động viên sản xuất nhiều địa phương, doanh nghiệp   (20/02/2013)
Doanh nghiệp cần tuyển hơn 2.200 lao động sau Tết  (20/02/2013)
Nâng cấp tiện ích, mở rộng công năng  (20/02/2013)