Ứng phó với biến đổi khí hậu ở TP Quy Nhơn:
Quỹ Rockefeller là người bạn đồng hành tin cậy
17:43', 26/2/ 2013 (GMT+7)

Bà Praeung Uennan Tornwaranggoon

Tại TP Quy Nhơn vừa diễn ra Hội thảo “Chia sẻ kết quả Dự án nghiên cứu tác động của ngập lụt đến quy hoạch phát triển đô thị phường Nhơn Bình - TP Quy Nhơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu”. Nhân dịp này, PV Báo Bình Định đã phỏng vấn bà Praeung Uennan Tornwaranggoon, đại diện Văn phòng Quỹ Rockefeller tại châu Á - đơn vị tài trợ của dự án (DA) về một số kết quả của DA này.

* Xin bà giới thiệu đôi nét về vai trò, ý nghĩa của dự án?

- Quy Nhơn là 1 trong 10 thành phố điểm được Quỹ Rockefeller tài trợ để triển khai nghiên cứu tác động của ngập lụt đến quy hoạch phát triển đô thị (QH-PTĐT) trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH). DA này được Quỹ Rockefeller tài trợ, nằm trong khuôn khổ Chương trình thuộc Mạng lưới các thành phố ở châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH (ACCCRN).

Mục tiêu của DA nhằm đánh giá tác động của ngập lụt và đề xuất các khuyến nghị đối với QH-PTĐT phường Nhơn Bình trong bối cảnh BĐKH. Các nhà nghiên cứu, chuyên gia về BĐKH sẽ tiến hành thu thập, phân tích các đợt lụt trong lịch sử và sự kiện lụt năm 2009; xây dựng mô hình thủy văn với các kịch bản ngập lụt, bản đồ ngập lụt; đánh giá tác động của ngập lụt, đề xuất các khuyến nghị… Theo kế hoạch, DA được triển khai thực hiện từ tháng 1.2011 đến tháng 6.2013.

* Bà đánh giá thế nào về 2 báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Viện ISET và Viện SIWRR?

- Có thể nói, đây là 2 đề tài nghiên cứu có giá trị, với những kết quả rất thuyết phục. Báo cáo nghiên cứu “Kết quả xây dựng mô hình thủy văn, thủy lực và bản đồ ngập lụt lưu vực sông Hà Thanh” của thạc sĩ Tô Quang Toản và nhóm nghiên cứu thuộc Viện SIWRR đã tiến hành phân tích về đặc trưng mưa lũ, tần suất mưa và mưa lũ tại một số trạm thuộc sông Hà Thanh, ảnh hưởng của nước triều dâng trong bão và những tác động do BĐKH. Nhóm đã thiết lập mô hình thủy lực, thủy văn khu vực sông Hà Thanh; đánh giá ảnh hưởng của khu đô thị Nhơn Bình dưới tác động của BĐKH và nước biển dâng; xây dựng bản đồ ngập của khu đô thị Nhơn Bình theo từng độ sâu, từng giai đoạn và theo một số kịch bản.

Báo cáo nghiên cứu “Bài học kinh nghiệm từ cơn bão Mirinae (năm 2009) cho việc đô thị hóa trong tương lai ở vùng đồng bằng sông Hà Thanh” của tiến sĩ Michael Di Gregorio cùng các cộng sự thuộc Viện ISET và Văn phòng điều phối về BĐKH (CCCO) Bình Định thực hiện. Nhóm này đã tiến hành nghiên cứu về diễn biến của “trận lũ lịch sử” 2009, những thiệt hại, nguyên nhân gây nên trận lũ. Nhóm nghiên cứu đã phân tích về công tác QH-PTĐT Nhơn Bình trong bối cảnh tác động của BĐKH, cùng những bài học kinh nghiệm từ cơn bão Mirinae; hoàn thành việc lập kế hoạch ứng phó với BĐKH… Các nhóm nghiên cứu nói trên đã đề xuất một số khuyến nghị, kiến nghị cụ thể.

 

Tình trạng lấn chiếm, vi phạm an toàn hành lang đê sông vẫn chưa được khắc phục.

- Trong ảnh: Tuy đê Khu Đông trên địa bàn phường Nhơn Bình đã được kiên cố hóa, song vẫn còn nhiều nhà dân xây dựng trên hành lang đê.

 

* Theo bà, DA cần tiếp tục hoàn thiện những vấn đề gì?

- Tại Hội thảo, các đại biểu đều đánh giá cao kết quả của 2 báo cáo nghiên cứu nói trên. Tuy nhiên, vấn đề nhiều đại biểu quan tâm là làm thế nào để những đề xuất được thực hiện một cách hoàn hảo. Chẳng hạn như đề xuất thiết lập hệ thống cảnh báo lũ, nhưng thiết lập như thế nào? Cải thiện công tác QH-PTĐT ở Nhơn Bình cụ thể như thế nào? Theo tôi, những vấn đề này cần được nghiên cứu thêm để có sự thống nhất cao; và sẽ được chính quyền cùng các cơ quan chức năng của tỉnh, TP Quy Nhơn quan tâm.

* Nhưng theo kế hoạch, đến tháng 6.2013 này thì DA sẽ kết thúc, liệu Quỹ Rockefeller có tiếp tục đồng hành?

- DA này có ý nghĩa quan trọng không chỉ với phường Nhơn Bình, mà còn có vai trò quan trọng đối với công tác QH-PTĐT ở TP Quy Nhơn. Trong đó, những nghiên cứu, những đề xuất, khuyến nghị của 2 báo cáo nghiên cứu là rất đáng ghi nhận, cần được CCCO Bình Định tổng hợp và báo cáo với lãnh đạo tỉnh Bình Định, TP Quy Nhơn và các cơ quan hữu quan.

Riêng đối với Quỹ Rockefeller, chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ CCCO Bình Định hoàn thiện DA. Mặc dù theo kế hoạch, DA sẽ kết thúc vào tháng 6.2013, song  chúng tôi xác định sẽ tiếp tục hỗ trợ DA, thậm chí là trong một vài năm tới, cho đến khi DA đạt được kết quả thiết thực nhất.

* Xin cảm ơn bà!

DA “Nghiên cứu tác động của ngập lụt đến QH-PTĐT phường Nhơn Bình - TP Quy Nhơn trong bối cảnh BĐKH” được Quỹ Rockefeller tài trợ, cơ quan chủ quản là UBND tỉnh Bình Định, Viện Nghiên cứu BĐKH và Môi trường (ISET), Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (SIWRR); Tập đoàn tư vấn, kỹ thuật - thiết kế toàn cầu (ARUP) tư vấn.

  • VIẾT HIỀN (Thực hiện)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tăng điểm nhưng thanh khoản giảm mạnh  (25/02/2013)
Sản phẩm sữa đồng loạt tăng giá  (26/02/2013)
Quy Nhơn: cấp phát 17.500 liều vắc-xin tiêm phòng cho gia súc  (25/02/2013)
Truyền thông về rủi ro do biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư vùng rừng ngập mặn  (25/02/2013)
Nghiên cứu giảm thiểu rủi ro do thảm họa ở xã Ân Hảo Đông  (25/02/2013)
Doanh nghiệp sắp được vay tiền lãi suất 9.99%/năm  (25/02/2013)
“Lộc” biển đầu năm của ngư dân Nhơn Lý  (24/02/2013)
Khởi sắc Vĩnh Sơn  (24/02/2013)
Năm 2013, đầu tư hơn 17,3 tỉ đồng thực hiện 4 công trình trọng điểm  (24/02/2013)
KNXK tháng 2 giảm 42,2% so với tháng trước  (24/02/2013)
Giá muối tăng cao, diêm dân vào vụ sớm  (24/02/2013)
CPI tháng 2 chỉ tăng 1,32% nhờ nguồn cung dồi dào  (24/02/2013)
Cân nhắc các phương án điều chỉnh giá xăng dầu  (24/02/2013)
Cần sát thực tế  (23/02/2013)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Thanh Thắng thăm một số đơn vị nhân dịp đầu năm mới  (23/02/2013)