Nguồn lực để Gia Nghĩa bứt phá
15:51', 18/11/ 2005 (GMT+7)

Thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) được thành lập trên cơ sở thị trấn Gia Nghĩa, 2 xã Quảng Thành và Đắk Nia huyện Đắk Nông (cũ), có diện tích đất tự nhiên 28.664 ha, dân số 35.559 nhân khẩu; hình thành 8 đơn vị hành chính gồm 5 phường và 3 xã.

Một góc đô thị Gia Nghĩa

Từ khi trở thành trung tâm tỉnh lỵ (đầu năm 2004) và nhất là từ khi được thành lập thị xã đến nay, Gia Nghĩa đang từng bước vượt lên để thích ứng với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thích ứng với sự "đổi ngôi" từ một thị trấn nghèo trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh. Sự "đổi ngôi" này sẽ có những thuận lợi đó là sự đầu tư của Trung ương, tỉnh về kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho đô thị mới; tuy nhiên, bên cạnh việc tranh thủ tốt các nguồn vốn đầu tư từ cấp trên, vấn đề đáng quan tâm đó là giải pháp tạo nguồn lực cho Gia Nghĩa cất cánh như thế nào?

Định hướng phát triển kinh tế của thị xã Gia Nghĩa những năm tới đã xác định thương mại, dịch vụ là thế mạnh của nền kinh tế; coi trọng việc đầu tư cho các hoạt động dịch vụ để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đến cuối năm 2010, phấn đấu nâng tỉ trọng ngành thương mại-dịch vụ chiếm 52% cơ cấu kinh tế, đạt giá trị trên 525 tỉ đồng. Quy hoạch lại các chợ trung tâm, chợ đầu mối, chợ xã phường nhằm đẩy mạnh việc lưu thông hàng hóa, tăng cường giao lưu buôn bán với vùng lân cận. Công nghiệp là mục tiêu thứ 2, với giá trị phấn đấu đến năm 2010 đạt trên 265 tỉ đồng.

Mọi việc đã rõ, vấn đề là nguồn lực để đưa kế hoạch, ý tưởng trên vào thực tiễn cuộc sống. Nguồn lực ở đây là vốn và nhân lực. Hiện nay, Gia Nghĩa chỉ có trên 35.000 dân, đây quả là con số quá ít ỏi cho một đô thị phát triển. Kế hoạch Gia Nghĩa sẽ tiến đến có khoảng 100.000 dân, do vậy thời gian tới cần phải thu hút trên 60.000 dân nữa. Vậy ai sẽ là đối tượng thu hút và cơ chế thu hút, sắp xếp dân cư, đào tạo… ra làm sao cũng là những công việc cần có sự tính toán thấu đáo từ bây giờ. Bởi không thể thu hút những nông dân hay những lao động không có tay nghề, tri thức lấp vào chỗ trống của một đô thị thương mại-dịch vụ và các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp tiên tiến. Có lẽ phương pháp cơ bản nhất để giải bài toán thu hút nguồn nhân lực phải được dựa trên cơ sở tạo ra môi trường kinh tế công nghiệp, dịch vụ có quy mô lớn, hiện đại trên địa bàn và các vùng lân cận.

Vốn - nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển được đánh giá là không mấy dễ dàng trong việc tạo nguồn. Tuy vậy, một số ý kiến cho rằng đây không phải là vấn đề khó khăn lắm nếu thị xã có cơ chế tốt trong thu hút nguồn lực. Có 2 giải pháp tạo nguồn vốn, thứ nhất là từ mọi thành phần kinh tế và thứ 2 là từ quỹ đất. Cả 2 giải pháp này cũng đều phụ thuộc vào cơ chế linh động và khâu tổ chức thực hiện của cấp có thẩm quyền trong việc thu hút, kêu gọi gọi nguồn lực đầu tư.

Song song với các giải pháp trên, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và quản lý tốt quy hoạch là công việc không kém phần quan trọng hiện nay. Bên cạnh việc triển khai thực hiện quy hoạch đô thị Gia Nghĩa đã được phê duyệt, cũng cần sớm tập trung nguồn lực cho việc hoàn thành quy hoạch chi tiết các phường, xã, sớm công bố điểm quy hoạch chợ, trung tâm thương mại; các điểm, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các công trình phúc lợi…

Làm tốt được điều này, một mặt giúp cơ quan chức năng quản lý tốt việc đầu tư xây dựng theo quy hoạch, tránh sự chồng chéo, đầu tư xây dựng tràn lan; mặt khác cũng là công cụ nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất; tạo vốn từ quỹ đất, khai thác, đưa vào sử dụng hợp lý quỹ đất cho việc phát triển đô thị, đất ở, đất xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.

Đặc biệt, Gia Nghĩa đang hướng đến một đô thị hiện đại gắn với nét đặc trung của văn hóa Tây Nguyên, văn minh, xanh-sạch-đẹp, thì công tác quản lý "quy hoạch kiến trúc" cũng cần phải được quan tâm hàng đầu. Về lâu dài, đô thị Gia Nghĩa sẽ bị ảnh hưởng bởi một số ngành công nghiệp khai khoáng; do vậy, quy hoạch và hình thành các vành đai chắn bụi, tiếng ồn… cũng là việc cần.

. Theo báo Đắk Nông

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Một ngôi chùa đẹp nơi phố núi  (17/11/2005)
Khánh Hòa: "Duyên nợ" với khảo cổ học  (16/11/2005)
Làng cổ Phước Tích  (15/11/2005)
Đến với xứ sở thần tiên  (14/11/2005)
Chìa khóa của sự phát triển  (13/11/2005)
Các điệu múa của người Êđê  (11/11/2005)
Hòn Kẽm đá dừng  (10/11/2005)
Về thăm nơi Cụ Phan yên nghỉ   (09/11/2005)
Ga Đà Lạt làm du lịch  (08/11/2005)
Thác Dray Kpơr (Đăk Lăk) được công nhận danh thắng văn hóa quốc gia  (08/11/2005)
Kiến nghị từ vùng lũ miền Trung  (07/11/2005)
Huế: phục chế toàn bộ tranh tường cung An Định  (07/11/2005)
Quế Sơn một vùng du lịch  (07/11/2005)
Suối Tre (Bình Thuận) - chốn bồng lai tiên cảnh  (07/11/2005)
Đào tạo 66.700 cán bộ cơ sở cho Tây Nguyên  (07/11/2005)